Đề KT định kì Sinh 9

Chia sẻ bởi Phan Thị Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Đề KT định kì Sinh 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS YÊN CHÍNH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN
Năm học: 2015 – 2016
Lớp 9 Môn :Sinh học
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
1.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

TN của Menden
7 tiết

Câu 1
(2đ)

Câu 3
(3đ)
5đ

NST
6 tiết

Câu 2
(2đ)
Câu 4
(2đ)


4đ

AND và gen
2 tiết


Câu 5
(1đ)
1đ

TS câu:
TS điểm:
1

2

2
4
5 câu
10 đ


2. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1(3đ).Thế nào là hiện tượng di truyền ? Nêu đối tượng, nội dung của di truyền học .
Câu 2(2đ). Trình bày điểm giống và khác nhau giữa sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái?
Câu 3: (4,0 điểm) Ở ruồi giấm, khi cho ruồi giấm đực giao phối với ruồi giấm cái, thu được F1 hoàn toàn ruồi thân xám. Khi cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ 902 con thân xám : 302 con có thân đen. Hãy:
a. Biện luận để xác định tính trạng trội, lặn?
b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và các con ở thế hệ F1 và F2. Viết sơ đồ lai chứng minh?
Câu4(2đ): Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1 : 1?
Câu 5(1đ): Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau
A – T –X – X – G- A- G – T-
Hãy viết đoạn đơn bổ sung với nó?

................................................. Hết .......................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 (2 đ)
- Trình bày đúng khái niệm: di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu (1 đ )
- Nêu đúng đối tượng của di truyền học là di truyền và biến dị( 0,5 đ)
- Nêu dúng nội dung nghiên cứu của di truyền học là cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị (0,5đ)
Câu 2. Giống nhau:
Quá trình phát sinh giao tử đều trải qua quá trình nguyên phân liên tiếp nhiều lần và quá trình giảm phân để hình thành giao tử (1đ)
Khác nhau: (1đ)
Quá trình phát sinh giao tử đực
Quá trình phát sinh giao tử cái

Từ 1 tinh nguyên bào qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng
Từ 1 noãn nguyên bào qua giảm phân cho ra 1 trứng và 3 thể cực



Câu 3: (3 đ)
* Biện luận để xác định tính trạng trội, lặn: (1,0 đ)
Nêu được các ý cơ bản:
Rút gọn tỉ lệ:
+ F1 thu được 100% ruồi thân xám
+ F2 thu được 902 ruồi thân xám : 302 con có thân đen
( Ta có tỉ lệ: 3 thân xám : 1 thân đen. ( Phép lai tuân theo qui luật phân li.
Suy ra :
+ Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.
+ P thuần chủng và cặp tính trạng đem lai tương phản.
* Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và các con ở thế hệ F1 và F2: (2,0 đ)
Qui ước gen:
A : Gen qui định thân xám.
a : Gen qui định thân đen.
Do P thuần chủng và cặp tính trạng đem lai tương phản nên ta có :
+ Kiểu gen của ruồi thân xám : AA.
+ Kiểu gen của ruồi thân đen: aa
Kiểu gen của các ruồi con được xác định qua sơ đồ lai sau:
Sơ đồ lai:
P : Thân xám x Thân đen
AA aa
Gp : A a
F1 : Aa (thân xám 100%)
G F1: A; a
F1 x F1 :

A
a

 A
AA (thân xám)
Aa (thân xám)

a
Aa (thân xám)
aa (thân đen)

Kết quả:
+ Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1aa
+ Kiểu hình: 3 thân xám : 1 thân đen
Câu 4. Tỉ lệ trai gái luôn xấp xỉ 1: 1 là vì
Cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y có tỉ lệ ngang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 148,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)