ĐỀ KT CUỐI KỲ II CÓ MA TRẬN

Chia sẻ bởi Võ Thị Thành | Ngày 09/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KT CUỐI KỲ II CÓ MA TRẬN thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

Trường: …………………..………….
Họ tên: ………………………………....
Lớp: …………
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
Thời gian làm bài 40 phút (Không kể thời gian giao đề)

Điểm
Lời nhận xét của giáo viên


 ĐỀ BÀI
PHẦN I:LỊCH SỬ (5 điểm).
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất của câu 1, câu 2.
Câu 1. Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc. B. Để bảo vệ dân.
C. Để bảo vệ trật tự xã hội. C. Để bảo vệ quyền lợi của vua.
Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi?
A. Bộ Lam Sơn thực lục. B. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Dư địa chí. D. Quốc âm thi tập.
Câu 3. Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp:
A

B

‘Chiếu khuyến nông”

Phát triển giáo dục

Mở cửa biển, mở cửa biên giới

phát triển nông nghiệp

“Chiếu lập học"

Phát triển kinh tế


Câu 4. Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN II: ĐỊA LÍ (5 điểm).
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất của câu 1, câu 2.
Câu 1. Những loại đất nào có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ?
A. Đất phù sa, đất mặn. B. Đất mặn, đất phèn.
C. Đất phù sa, đất phèn. D. Đất phù sa, đất mặn, đất phèn.
Câu 2. Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc:
A. Vùng biển phía Bắc. B. Vùng biển phía Nam.
C. Vùng biển miền Trung. D. Vùng biển đảo Phú Quốc.
Câu 3. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp:
(sông; tấp nập; xuồng ghe; rau quả, thịt cá, quần áo; các chợ nổi)
Chợ nổi thường họp ở những đoạn………...........thuận tiện cho việc gặp gỡ của…………………Việc mua bán ở ……………........diễn ra………….......
các loại hàng hóa bán ở chợ là……………………………............................

Câu 4. Vì sao ở duyên hải miền Trung khí hậu lại có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam ?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 5. Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

- HẾT-
Giáo viên coi
......................................................
…………………………………..
Giáo viên chấm
… ..........................................................
………………………………………….

HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
PHẦN I: LỊCH SỬ (5 điểm).
Câu 1 (1 điểm) Khoanh vào ý A
Câu 2 (1 điểm) Khoanh vào ý B
Câu 3 (1 điểm) Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp: Đáp án đúng là:
A

B

‘Chiếu khuyến nông”

Phát triển giáo dục

Mở cửa biển, mở cửa biên giới

phát triển nông nghiệp

“Chiếu lập học"

Phát triển kinh tế


Câu 4 (1 điểm) Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiến vào Thăng Long để lật đỗ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn đất nước.
Câu 5 (1 điểm) Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh là:
Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều đại Tây Sơn bị lật đỗ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).

PHẦN II: ĐỊA LÍ (5 điểm).
Câu 1 (1 điểm) Khoanh vào ý D
Câu 2 (1 điểm) Khoanh vào ý C
Câu 3 (1 điểm)
Thứ tự điền đúng là:
sông; xuồng, ghe; các chợ nổi; tấp nập; rau quả, thịt cá, quần áo
Câu 4 ( 1 điểm ) Vì dãy núi Bạch Mã (nằm giữa Huế và Đà Nẵng), kéo dài ra biển tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc thổi đến, làm cho từ phía nam của dẫy núi này không có mùa đông.
Câu 5 ( 1 điểm ) Huế được gọi là thành phố du lịch vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nhiều công trình kiến trúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thành
Dung lượng: 110,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)