DE KT 15' VAN BAN ki 2 T 85 hay lam day

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoàng Lân | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: DE KT 15' VAN BAN ki 2 T 85 hay lam day thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS NGỌC TỐ ĐỀ KIỂM TRA 15’ VĂN BẢN
Họ và tên HS:……………………… MÔN: NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN: 15’
TUẦN: 21 TIẾT 85
Điểm
Lời phê của GV:





I/ TRẮC NGHIỆM: 1/ Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
D. Kinh nghiệm của dân lao động trong việc quan sát tự nhiên và lao động sản xuất
2) Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì? A. Là các qui luật của tự nhiên. B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người. C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
3) Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào? A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng. B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen. C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng. D. Cả A,B,C đều sai. 4) Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì? A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh. B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ. C. Từ và câu có nhiều nghĩa. D. Cả 3 ý trên.
5/ Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kỳ nào? a/ Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
b/ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp. c/ Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. d/ Sau năm 1975
6/ Bài văn đề cập đến sắc thái nào của tình yêu nước? a/ Luôn luôn sôi nổi, mạnh mẽ. b/ Luôn tiềm tàng, kín đáo c/ Luôn biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. d/ Khi tiềm tàng kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
II/ TỰ LUẬN:
1/ Em hiểu thế nào là tục ngữ? Giải thích câu tục ngữ “tháng bảy kiến bò”.
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên,lao động,sản xuất,xã hội). Được nhân dân vận dụng trong đời sống, suy nghĩ & lời ăn tiếng nói hàng ngày
2/ Nêu cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? (4 điểm)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM:
1/D
2/C
3/A
4/D
5/B
6/D II/ TỰ LUẬN:
1/ Em hiểu thế nào là tục ngữ? Giải thích câu tục ngữ “tháng bảy kiến bò”.
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên,lao động,sản xuất,xã hội). Được nhân dân vận dụng trong đời sống, suy nghĩ & lời ăn tiếng nói hàng ngày
Giải thích câu tục ngữ “tháng bảy kiến bò”.
- Tháng 7 thấy kiến di chuyển lên chỗ cao biết là sắp có lụt => kinh nghiệm để giữ gìn nhà cửa hoa màu
2/ Nêu cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? (4 điểm)
Nghệ thuật
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền,… (0.5 điểm)
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh ( làn sóng, lướt qua, nhấn chìm…) câu văn nghị luận hiệu quả ( câu có từ quan hệ từ… đến). (0.5 điểm)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. (0.5 điểm)
- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa. (0.5 điểm)
- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu. (0.5 điểm)
- Giọng văn tha thiết giàu cảm xúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoàng Lân
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)