De KSCL ki 2 van 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: de KSCL ki 2 van 9 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM
Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Năm học 2010 -2011 )
Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút
( Không tính thời gian giao đề)
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu1: ( 1,0điểm)
Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
( Chế Lan Viên, Con cò)
Câu 2: ( 2,0 điểm)
Chép lại khổ đầu và khổ cuối bài thơ : “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và nêu nhận xét của em về cách sử dụng hình ảnh thơ cùng tác dụng của việc sử dụng hình ảnh thơ đó.
Câu 3:(1,0 điểm)
Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
- Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 4: (1,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang”
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 5: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long


---------------------------------------------------------------------------------------------------






HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC :(2010- 2011)

Câu 1: Hiểu đúng ý nghĩa về hai dòng thơ:
Ca ngợi tình mẹ (0,5đ)
Tấm lòng yêu thương con và hy sinh cả cuộc đời cho con. (0,5đ)
Câu 2: Chép lại chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ( 1,0đ)
Chép sai 1 từ trừ 0,25đ
Chép sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25đ
Nêu nhận xét đúng về cách sử dụng hình ảnh thơ:
Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm: hàng tre, cây tre, con chim, đóa hoa.(0,5đ)
Thể hiện sâu sắc niềm xúc động thiêng liêng, thành kính.(0,5đ)
Câu 3: Thành phần tình thái: cũng may (0,5đ)
- Ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó là: Thể hiện cách nhận xét, đánh giá của tác giả đối với sự việc được nói trong câu (0,25) : vui mừng khi nhân vật họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên, bằng mấy nét vẻ (0,25đ)

Câu 4:
Phép lặp:mưa (0,25đ), nhưng(0,25đ)
Phép nối: nhưng (0,25đ), nhưng rồi (0,25đ)
Câu 5:

1/ Yêu cầu chung : Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện
- Nội dung : nhân vật anh thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp
- Thể loại : Nghị luận về một tác phẩm truyện.
2/ Yêu cầu cụ thể : Có thể cảm nhận về nhân vật anh thanh niên qua các luận điểm sau:
Vẻ đẹp của anh thanh niên đối với công việc
Vẻ đẹp của anh thanh niên đối với mọi người
Bài làm phải đảm bảo dàn bài sau:
I – Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Nêu khái quát cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
II – Thân bài:
Giới thiệu hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

Vẻ đẹp của anh thanh niên đối với công việc.
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc (dẫn chứng)
+ Thành thạo tay nghề(dẫn chứng)
+ Luôn tự hào về nghề(dẫn chứng)
+ Hăng say lao động, sắp xếp các công việc khác:đọc sách, trồng hoa, nuôi gà(dẫn chứng)
Vẻ đẹp của anh thanh niên đối với mọi người:
+Yêu người “ thèm người”, khao khát được gặp người(dẫn chứng)
+ Nhiệt tình, hiếu khách(dẫn chứng)
+ Khiêm tốn(dẫn chứng)
+ Nhân hậu(dẫn chứng)
III – Kết bài: Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của anh thanh niên
- Liên hệ bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)