Đề KSCL cuối năm Vật lý 6 ( mới 2015)
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 14/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL cuối năm Vật lý 6 ( mới 2015) thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN TAM ĐẢO
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
Lưu ý: - Giám thị coi thi chép đề lên bảng, thời gian chép đề 10 phút.
- Học sinh không phải chép lại đề bài.
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn?
b) Trong ba chất rắn, lỏng, khí với cùng điều kiện như nhau thì chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất?
c) Nêu một ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
Câu 2 (2,5 điểm):
Sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu ứng dụng của các yếu tố đó vào thực tế (ví dụ: Phơi quần áo).
Câu 3 (2,0 điểm):
Điền vào chỗ trống (1); (2); (3); (4) trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên sau đây:
(1) (2)
(3) (4)
Câu 4 (2,5 điểm):
Dựa vào kiến thức phần nhiệt học môn Vật lý 6 em hãy giải thích: Tại sao cốc nước lạnh để ngoài không khí sau một thời gian ta thấy ở bên ngoài thành cốc có những giọt nước nhỏ li ti bám vào? Nếu tiếp tục để một thời gian thì những giọt nước này lại biến mất?
---Hết---
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÝ 6
----------------------------------------------------
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm- Đáp án
Điểm
1
(3,0đ)
a)
- Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
0,5đ
0,5đ
b)
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất
- Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất
0,5đ
0,5đ
c)
(Học sinh có thể nêu ví dụ bất kỳ nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). Ví dụ như:
- Khi đun nước sôi thì không nên đổ thật đầy ấm
- Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy
- Để làm nhiệt kế y tế; thủy ngân; rượu
……
1,0đ
2
(2,5đ)
- Sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
+ Gió
+ Nhiệt độ
+ Mặt thoáng
1,5đ
(mỗi ý 0,5đ)
- Ứng dụng của các yếu tố đó là: Để quần áo mau khô thì cần phơi ở chỗ có nhiều gió; nhiều nắng và phải chải phẳng quần áo trên móc hoặc dây phơi
1,0đ
3
(2,0đ)
Là sự nóng chảy
Là sự bay hơi
Là sự đông đặc
Là sự ngưng tụ
2đ
(mỗi ý 0,5đ)
4
(2,5đ)
- Ta biết rằng trong không khí luôn tồn tại hơi nước
- Không khí xung quanh cái cốc lạnh sẽ lạnh đi (hơi nước trong không khí này cũng lạnh theo
- Mà ta biết nhiệt độ càng thấp (lạnh) thì sự ngưng tụ của chất khí (hơi) xảy ra càng nhanh.
- Do đó hơi nước này sẽ được ngưng tụ lại và đọng trên thành cốc.
- Nếu tiếp tục để một thời gian thì cốc nước này hết lạnh, những giọt nước đọng ngoài thành cốc lại bay hơi. Dẫn đến cốc nước này không còn những giọt nước li ti bán vào bên ngoài thành cốc nữa.
2,5đ
(mỗi ý 0,5đ)
TỔNG ĐIỂM
10,0
Lưu ý: Nếu học sinh làm cách khác mà phù hợp với kiến thức đã học thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa tương ứng với phần đó.
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
Lưu ý: - Giám thị coi thi chép đề lên bảng, thời gian chép đề 10 phút.
- Học sinh không phải chép lại đề bài.
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn?
b) Trong ba chất rắn, lỏng, khí với cùng điều kiện như nhau thì chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất?
c) Nêu một ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
Câu 2 (2,5 điểm):
Sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu ứng dụng của các yếu tố đó vào thực tế (ví dụ: Phơi quần áo).
Câu 3 (2,0 điểm):
Điền vào chỗ trống (1); (2); (3); (4) trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên sau đây:
(1) (2)
(3) (4)
Câu 4 (2,5 điểm):
Dựa vào kiến thức phần nhiệt học môn Vật lý 6 em hãy giải thích: Tại sao cốc nước lạnh để ngoài không khí sau một thời gian ta thấy ở bên ngoài thành cốc có những giọt nước nhỏ li ti bám vào? Nếu tiếp tục để một thời gian thì những giọt nước này lại biến mất?
---Hết---
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÝ 6
----------------------------------------------------
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm- Đáp án
Điểm
1
(3,0đ)
a)
- Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
0,5đ
0,5đ
b)
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất
- Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất
0,5đ
0,5đ
c)
(Học sinh có thể nêu ví dụ bất kỳ nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). Ví dụ như:
- Khi đun nước sôi thì không nên đổ thật đầy ấm
- Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy
- Để làm nhiệt kế y tế; thủy ngân; rượu
……
1,0đ
2
(2,5đ)
- Sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
+ Gió
+ Nhiệt độ
+ Mặt thoáng
1,5đ
(mỗi ý 0,5đ)
- Ứng dụng của các yếu tố đó là: Để quần áo mau khô thì cần phơi ở chỗ có nhiều gió; nhiều nắng và phải chải phẳng quần áo trên móc hoặc dây phơi
1,0đ
3
(2,0đ)
Là sự nóng chảy
Là sự bay hơi
Là sự đông đặc
Là sự ngưng tụ
2đ
(mỗi ý 0,5đ)
4
(2,5đ)
- Ta biết rằng trong không khí luôn tồn tại hơi nước
- Không khí xung quanh cái cốc lạnh sẽ lạnh đi (hơi nước trong không khí này cũng lạnh theo
- Mà ta biết nhiệt độ càng thấp (lạnh) thì sự ngưng tụ của chất khí (hơi) xảy ra càng nhanh.
- Do đó hơi nước này sẽ được ngưng tụ lại và đọng trên thành cốc.
- Nếu tiếp tục để một thời gian thì cốc nước này hết lạnh, những giọt nước đọng ngoài thành cốc lại bay hơi. Dẫn đến cốc nước này không còn những giọt nước li ti bán vào bên ngoài thành cốc nữa.
2,5đ
(mỗi ý 0,5đ)
TỔNG ĐIỂM
10,0
Lưu ý: Nếu học sinh làm cách khác mà phù hợp với kiến thức đã học thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa tương ứng với phần đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 62,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)