Đề KSCL cuối năm Văn 7-2016

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề KSCL cuối năm Văn 7-2016 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)


Câu 1 (3,0 điểm). Nhớ lại bài thơ “Sông núi nước Nam” (“Nam quốc sơn hà”) và thực hiện yêu cầu dưới đây:
a) Chép chính xác phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ (bản dịch của Lê Thước – Nam Trân).
b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
c) Bài thơ “Phò giá về kinh” (“Tụng giá hoàn kinh sư”) của Trần Quang Khải cũng sử dụng thể thơ trên, đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Đặt một câu chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, sau đó viết lại câu có thêm trạng ngữ.
b) Đặt một câu chủ động sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Câu 3 (5 điểm). Em hiểu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” như thế nào?
----------Hết----------

(………………………………………………………………………..


PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)


Câu 1 (3,0 điểm). Nhớ lại bài thơ “Sông núi nước Nam” (“Nam quốc sơn hà”) và thực hiện yêu cầu dưới đây:
a) Chép chính xác phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ (bản dịch của Lê Thước – Nam Trân).
b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
c) Bài thơ “Phò giá về kinh” (“Tụng giá hoàn kinh sư”) của Trần Quang Khải cũng sử dụng thể thơ trên, đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Đặt một câu chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, sau đó viết lại câu có thêm trạng ngữ.
b) Đặt một câu chủ động sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Câu 3 (5 điểm). Em hiểu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” như thế nào?
----------Hết----------



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 7
----------------------------------------

Câu
Nội dung
Điểm

1 (3 điểm)
a) - Phần phiên âm chữ Hán:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
- Phần dịch thơ (bản dịch của Lê Thước - Nam Trân):
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (2,0 điểm): Chép chính xác theo yêu cầu trên (mỗi câu thơ của phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ được 0,25 điểm);
- Mức chưa tối đa (từ 0,25 đến 1,75 điểm): Căn cứ vào bài làm của học sinh theo các yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Chép không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.
2,0


b) Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng yêu cầu trên hoặc không làm bài.
0,5


c) Sai. Vì bài thơ sử dụng thể ngũ ngôn tứ tuyệt.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời được một trong hai ý theo yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
0,5

2 (2 điểm)
a) Đặt được câu chỉ có chủ ngữ, vị ngữ; sau đó viết lại câu có thêm trạng ngữ.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (1,0 điểm): Thực hiện được đúng yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Thực hiện được một trong hai yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Không thực hiện đúng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
1,0


b) Đặt được câu chủ động; sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (1,0 điểm): Thực hiện được đúng yêu cầu trên;
- Mức chưa tối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 70,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)