Đề KSat VAN 7 đợt 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Học | Ngày 11/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề KSat VAN 7 đợt 2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG

ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 2
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học 2014 – 2015
Thời gian: 60 phút


PHẦN 1: (5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”
Ngữ văn 8 – tập 1
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó?
Câu 2: (1,5 điểm)
Văn bản chứa đoạn văn trên được kể theo ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 3: (1,5 điểm)
Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trích trên? Tác dụng của những từ đó trong đoạn văn.
Câu 4: (1 điểm)
Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên?
PHẦN 2: (5 điểm)
Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT LẦN II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học 2014 – 2015
PHẦN 1: (5 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
+ Đoạn văn trích từ văn bản: “Tức nước vỡ bờ” (0,25đ)
+ Tác giả: Ngô Tất Tố (0,25đ)
+ Thể loại: Tiểu thuyết (0,25đ)
+ Phương thức biểu đạt: Tự sự (0,25đ)
Câu 2: (1,5 điểm)
+ Ngôi kể: Thứ 3 (0,25đ)
+ Người kể: Giấu mình, không xưng tôi (0,25đ)
+ Gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng, cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. (1đ)
Câu 3: (1,5 điểm)
+ Từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo (0,25đ)
+ Từ tượng thanh: Nham nhảm (0,25đ)
+ Tác dụng: miêu tả hình ảnh Cai lệ - tên tay sai chuyên nghiệp mạt hạng đã bị thảm bại nhanh chóng trước sức mạnh của người đàn bà lực điền. Đem lại cho người đọc sự hả hê khoan khoái (1đ)
Câu 4: (1 điểm) Giải thích
+ Nghĩa đen: nước quá nhiều sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến vỡ bờ. (0,25đ)
+ Nghĩa bóng: Người dân bị đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh. Trong văn bản Chị Dậu đứng lên đánh lại Cai lệ và người nhà Lý trưởng để bảo vệ chồng là quy luật tất yếu “có áp bức có đấu tranh”. (0,75đ)
PHẦN 2: (5 điểm)
* Hình thức (1,5đ)
+ Bố cục đầy đủ, rõ ràng, cân đối. (0,25đ)
+ Viết đúng thể loại tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (1đ)
+ Trình bày mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả. (0,25đ)
* Nội dung (3,5đ)
+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng tôi) người chứng kiến (0,5đ)
- Đảm bảo các ý:
+ Kể lại việc lão Hạc bán con Vàng: (Không sao chép lại đoạn văn trong truyện) (1đ)
+ Sự việc, nhân vật phù hợp. Người kể cần sáng tạo, sử dụng yếu tố tự sự, biểu cảm (1đ)
+ Suy nghĩ tình cảm của bản thân về câu chuyện về các nhân vật trong truyện như ông Giáo, lão Hạc. (1đ)
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG

ĐỀ KHẢO SÁT LẦN II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Năm học 2014 – 2015
Thời gian: 60 phút

PHẦN 1: (2điểm)
Cho câu thơ:
“Bước tới đèo ngang, bóng xế tà”
……………………………………….
Sách Ngữ văn 7 – Tập 1
Câu 1: (1điểm)
Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và cho biết tên bài thơ ? Tên tác giả bài thơ đó?
Câu 2: (1điểm)
Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Nêu nội dung của bài thơ đó?

PHẦN 2: (8điểm)
Câu 1: (3điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Học
Dung lượng: 23,69KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)