ĐỀ kiểm tra Vật Lý 6 tuần 9

Chia sẻ bởi Phan Hoàng Duy | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ kiểm tra Vật Lý 6 tuần 9 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Đống Đa
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- MÔN VẬT LÝ 6 Đề 1
Ngày kiểm tra: 22 /10/2013
I .Trắc nghiệm: (4điểm) Thời gian làm bài 20 phút (Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy bài làm)
Câu 1: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ
Thể tích của hộp mứt
Sức nặng của hộp mứt
Khối lượng của mứt trong hộp
Số lượng mứt trong hộp
Câu 2: Treo 1 quả nặng vào một lò xo được gắn trên một giá đỡ. Tác dụng của quả nặng lên lò xo đã gây ra đối với lò xo là
Quả nặng bị biến dạng
Quả nặng dao động
Lò xo chuyển động
Lò xo biến dạng
Câu 3: Nếu so sánh 1 quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì
Tập giấy có khối lượng lớn hơn
Quả cân có khối lượng lớn hơn
Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau
Quả cân và tập giấy có khối lượng bằng nhau
Câu 4: Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái côt nhà hình trụ, người ta:
Chỉ cấn 1 thước thẳng
Chỉ cần một thước dây
Cần ít nhất 1 thước dây, 1 thước thẳng
Cần ít nhất 2 thước dây
Câu 5: Để đo khoảng 2,5 lít nước người ta phải dùng bình chia độ nào trong những bình chia độ sau:
Bình có GHĐ 2500ml và có ĐCNN 5ml
Bình có GHĐ 4000ml và có ĐCNN 50ml
Bình có GHĐ 2500ml và có ĐCNN 25ml
Tất cả A, B, C đều sử dụng được
Câu 6:Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
Xách một xô nước C.Đẩy một chiếc xe
Nâng một tấm gỗ D.Đọc một trang sách

Câu 7: Trên một chai nước có ghi 1 lít. Số đó chỉ:
Thể tích của chai nước
Thể tích của nước trong chai
Khối lượng của nước trong chai
Sức nặng của chai nước
Câu 8: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất 100cm3 nước, đang đựng 60cm3. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là:
40cm3, B. 90cm3, C. 70cm3, D. 30cm3
Câu 9: Độ chia nhỏ nhất của thước là:
Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước
Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
Độ dài lớn nhất giữa 2 vạch chia bất kỳ trên thước
Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước
Câu 10:Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây:
Trái Đất C. Mặt Trời
Hòn đá trên mặt đất D.Mặt Trăng
Câu 11: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong các lực sau:
Lực căng C. Lực đẩy
Lực kéo D. Lực hút
Câu 12: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
A.Thể tích bình tràn B.Thể tích bình chứa
C.Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D.Thể tích nước còn lại trong bình tràn
Chọn câu đúng(Đ).sai(S):
Câu 13:Để đo khối lượng của 1 vật,người ta dùng cân
Câu 14:Trọng lực là lực kéo của lò xo



.....................................................................................................................................................................


II. Tự luân: (6 điểm) Đề 1
Câu 1: (1,5 điiểm) Nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên 1 vật có thể gây ra đồng thời vật bị biến dạng và biến đổi chuyển động.
Câu 2: (2,5 điểm) Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích của quả trứng.
Câu 3: (2 điểm) Một vật nặng được treo thẳng đứng vào một lò xo, sau khi lò xo dãn ra một đoạn, vật nặng sẽ đứng yên. Có bao nhiêu lực tác dụng lên vật nặng? Vì sao vật nặng lại đứng yên?

Trường THCS Đống Đa
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- MÔN VẬT LÝ 6 Đề 2
Ngày kiểm tra: 22/10/2013
I .Trắc nghiệm: (4điểm) Thời gian làm bài 20 phút (Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy bài làm)
Câu 1: Con số 500g được ghi trên hộp mứt tết chỉ
Khối lượng của mứt trong hộp
Sức nặng của hộp mứt
Thể tích của hộp mứt
Số lượng mứt trong hộp
Câu 2: Nếu so sánh 1 quả cân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hoàng Duy
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)