ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 KÌ II (2009 -2010)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Hồng |
Ngày 11/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 KÌ II (2009 -2010) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
CÂU 1: (2 đ)Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt thường dùng để làm gì? Cho một ví dụ về câu đặc biệt.
CÂU 2: (2 đ) Luận điểm chính trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ " là gì? Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trên những phương diện nào?
CÂU 3: (6 đ) Tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên?
ĐÁP ÁN:
CÂU 1: -Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.(0,5 đ)
- Câu đặc biệt thường được dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; (0,25)
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; (0,25)
+ Bộc lộ cảm xúc; (0,25)
+Gọi đáp. (0,25)
- Ví dụ: HS cho ví dụ chính xác (0,5)
CÂU 2:
- Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ (1 đ)
- Hai phương diện: (1 đ)
+ Giản dị trong đời sống, sinh hoạt
+ Giản dị trong lời nói, bài viết
CÂU 3:
a, Yêu cầu chung:
- Về nội dung: Biết vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- Về hình thức: Biết trình bày một bài văn theo thể loại giải thích đầy đủ 3 phần
b, Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: (1 đ)
Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát
Thân bài: (4 đ)
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào thì phải nhớ đến công lao vun xới, chăm bón của người trồgn cây
+ Nghĩa bóng:Người sđược hưởng thành quả lao động phải biết ơn gnười đã tạo ra nó
- Tại sao "ăn quả" phải nhớ kẻ "trồng cây":? Vì tất cả những thành quả lao động (vật chất và tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của những thế hệ đi trươc tạo dựng nên, xây dựng, đấu tranh mà có… Những thành quả đó phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu..
- Thái độ biết ơn của "người ăn quả" đối với " kẻ trồng cây" được thể hiện như thế nào?
+ Phải tôn trọng ghi nhớ công ơn….
+ Có ý thức giữ gìn, vun đắp bảo vệ và góp phần phát triễn những thành quả đã đạt được.
+ Lòng biết ơn là tình cảm cao quí và cần có trong mỗi con người (liên hệ người HS phải biết trau dồi phẩm chất, tinh thần, với những người tạo ra thành quả cách mạng..)
Kết bài:( 1đ)
- Khẳng định ý nghĩa và giá trị cau tục ngữ
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
CÂU 1: (2 đ)Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt thường dùng để làm gì? Cho một ví dụ về câu đặc biệt.
CÂU 2: (2 đ) Luận điểm chính trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ " là gì? Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trên những phương diện nào?
CÂU 3: (6 đ) Tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên?
ĐÁP ÁN:
CÂU 1: -Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.(0,5 đ)
- Câu đặc biệt thường được dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; (0,25)
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; (0,25)
+ Bộc lộ cảm xúc; (0,25)
+Gọi đáp. (0,25)
- Ví dụ: HS cho ví dụ chính xác (0,5)
CÂU 2:
- Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ (1 đ)
- Hai phương diện: (1 đ)
+ Giản dị trong đời sống, sinh hoạt
+ Giản dị trong lời nói, bài viết
CÂU 3:
a, Yêu cầu chung:
- Về nội dung: Biết vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- Về hình thức: Biết trình bày một bài văn theo thể loại giải thích đầy đủ 3 phần
b, Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: (1 đ)
Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát
Thân bài: (4 đ)
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào thì phải nhớ đến công lao vun xới, chăm bón của người trồgn cây
+ Nghĩa bóng:Người sđược hưởng thành quả lao động phải biết ơn gnười đã tạo ra nó
- Tại sao "ăn quả" phải nhớ kẻ "trồng cây":? Vì tất cả những thành quả lao động (vật chất và tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của những thế hệ đi trươc tạo dựng nên, xây dựng, đấu tranh mà có… Những thành quả đó phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu..
- Thái độ biết ơn của "người ăn quả" đối với " kẻ trồng cây" được thể hiện như thế nào?
+ Phải tôn trọng ghi nhớ công ơn….
+ Có ý thức giữ gìn, vun đắp bảo vệ và góp phần phát triễn những thành quả đã đạt được.
+ Lòng biết ơn là tình cảm cao quí và cần có trong mỗi con người (liên hệ người HS phải biết trau dồi phẩm chất, tinh thần, với những người tạo ra thành quả cách mạng..)
Kết bài:( 1đ)
- Khẳng định ý nghĩa và giá trị cau tục ngữ
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Hồng
Dung lượng: 25,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)