Đề kiểm tra văn 7

Chia sẻ bởi Trần Nhật Anh | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đề kiểm định chất lượng Đợt III
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 60 phút.


Phần I: Trắc nghiệm (3đ) (Mỗi câu đúng được 0,5đ)
1 . Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết “ý nghĩa văn chương”.
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.
2. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
3. Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình?
A. Văn chương giúp cho người gần người hơn.
B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
C. Văn chương là loại hình giải trí của con người.
D. Văn chương dự báo trước những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
4. Văn bản “ý nghĩa văn chương ” của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào?
A. Bình luận về các vấn đề của văn chương nói chung.
B. Phê bình, bình luận về một hiện tượng văn học cụ thể.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A, B, và C đều sai.
5. Từ “cốt yếu” (trong câu “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?
A. Tất cả
B. Một phần.
C. Đa số
D. Cái chính, cái quan trọng nhất.
6. Theo em, quan niệm nào về văn chương sau đây có thể bổ sung cho quan niệm của Hoài Thanh để có một quan niệm đầy đủ về nguồn gốc của văn chương?
A. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
B. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí bên ngoài của con người.
C. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn biết trước tương lai của con người.
D. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn tìm hiểu quá khứ của con người.
Phần II: Tự luận (7 đ) :
Đề bài : Nhân dân ta thường noi “ Có chí thì nên” . Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó


Hướng dẫn chấm đề kiểm định chất lượng đợt III
Môn: Ngữ văn 7
Phần I: Trắc nghiệm(3đ).
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: A
Câu 6: A.
Phần II . Tự luận (7đ)
+ Mở bài : (1đ)
- Giới thiệu câu tục ngữ
Nêu vai trò quan trong của lí tưởng , ý chí và nghị lựctrong c/s mà câu tục ngữ đã đúc kết
+ Thân bài: (5đ)
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nhật Anh
Dung lượng: 31,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)