ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Thắm | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7
Câu hỏi nhận biết:
Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”của tác giả nào?
Đáp án: Hồ Chí Minh
Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả nào?
Đáp án: Phạm Văn Đồng
Câu tục ngữ “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ?
Đáp án: Lời khuyên về tinh thần học hỏi, sự vén khéo trong giao tiếp và ứng xử.
Ý nghĩa của văn bản “Ý nghĩa văn chương” là gì?”
Đáp án: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
Đọc thuộc lòng hai câu tục ngữ mà em đã học. Nêu nội dung hai câu đó.
Đáp án: Tấc đất tấc vàng: Đề cao giá trị của đất đai.
Một mặt người bằng mười mặt của: Đề cao giá trị của con người.
Câu hỏi thông hiểu:
Em hiểu thế nào là “những tình cảm ta sẵn có, những tình cảm ta không có” trong bài “Ý nghĩa văn chương”?
Đáp án:
Những tình cảm ta sẵn có: xúc động trước cái đẹp, cái cao cả.
Những tình cảm ta không có: phẫn nộ trước cái xấu, cái ác.
Vì sao câu “ Thương người như thể thương thân” chủ ngữ được lược bỏ?
Đáp án: Ngụ ý, hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
Đoạn thơ: “ Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ” có sử dụng trạng ngữ gì? Hãy chỉ ra ít nhất bốn trạng ngữ trong đoạn thơ trên.
Đáp án: trạng ngữ chỉ thời gian và nguyên nhân
Các trạng ngữ là: Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Vì bà
Vì tiếng gà cục tác
d) Hãy tìm thêm hai trạng ngữ khác loại trên mà em biết rồi đặt câu với hai trạng ngữ đó.
Đáp án: Trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ phương tiện.
Đặt câu: Trên giàn hoa, vài con ong bay lượn.
Với chiếc xe đạp cọc cạch, nó đến trường nhanh hơn mọi ngày.
e) Vì sao trong thơ, ca dao thường dùng nhiều câu rút gọn?
Đáp án: Thơ, ca dao thường giới hạn câu chữ tùy thuộc vào thể thơ.
3) Câu hỏi vận dụng thấp:
a) Hãy viết phần mở bài cho đề văn “ Cảm nghĩ về mùa xuân”.
b) Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).
c) Sau khi học xong bài “Sự giàu đẹp của tiếng việt”( Đặng Thai Mai), em cho biết mình phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt?
d) Viết một đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu, chủ đề quê hương, trong đó có dùng câu rút gọn.
e)
4) Câu hỏi vận dụng cao:
Chủ đề: Văn giải thích
a) Giải thích câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”.
Dàn ý:
* Mở bài: Nêu vấn đề: Kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất.
* Thân bài:
_ Giải nghĩa từ: Nhất ( thứ nhất, đầu tiên); nhị, tam (thứ hai, thứ ba); canh(làm một nghề gì đó); trì(ao); viên(vườn)
Nghĩa cả câu: Thứ tự các ngành nghề, công việc đem lại lợi ích inh tế cho con người.
_ Tại sao nuôi cá đem lại lợi ích kinh tế nhiều hơn hai nghề kia?
+ Vì nuôi cá ít tốn kém, trong ao có thể có thức ăn sẵn như rong rêu, các sinh vật nhỏ hỗ trợ thêm nguồn thức ăn cho cá.
+ Cá sinh sôi nảy nở nhiều và lúc nào trong năm cũng có thể đánh bắt được.
+ Về mặt giá cả: 1 kg cá cao hơn 1 kg lúa.Trong khi nghề làm ruộng còn bị phụ thuộc vào thời tiết, gặp lũ lụt, hạn hán có thể mất trắng, lỗ vốn.
+ Nghề làm ruộng , làm vườn nói chung là nghề trồng trọt cần phải có sự đầu tư công sức, tiền của nhiều hơn nhưng không thể thu hoạch quanh năm như nghề nuôi cá.
+ Nghề trồng trọt tốn nhiều công sức thời gian hơn, sau mỗi mùa lại phải cày cấy gieo giống, chăm sóc trở lại. Mỗi năm chỉ thu hoạch 2-3 vụ.
+ Nghề trồng trọt đòi hỏi phải có cây giống thích hợp: lúa phải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Thắm
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)