Đề kiểm tra theo năng lực chủ đề địa hình

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Tâm | Ngày 17/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra theo năng lực chủ đề địa hình thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Địa hình Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

- Giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Nhận xét được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam.


- Sử dụng được bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình
- Đọc được bản đồ địa hình và điền, ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi, đỉnh núi, dòng sông.
- So sánh được các khu vực địa hình đồi núi; đồng bằng.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các đặc điểm thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển KT-XH.

Định hướng năng lực được hình thành
Năng lực chung:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học
Năng lực môn học
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
- Năng lực khảo sát thực tế.

IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng
A. 1%. C. 87%.
B. 85%. D. 90%.
Đáp án: A
Câu 2. Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với đặc điểm địa hình nước ta:
A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
B. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy biển gần bờ.
C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội.
Đáp án: D
Câu 3: Đi từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta lần lượt qua các đèo:
A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông.
B. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân.
C. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả.
D. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả.
Đáp án: C
Câu 4. Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Đáp án
Nêu được 4 đặc điểm chung của địa hình nước ta:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là dồi núi thấp.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 5. Dựa vào hình sau và kiến thức đã học, hãy xác định vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoàng Sơn, Bạch Mã; các dòng sông: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Hương, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau:
Yếu tố
Các khu vực núi


Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam

Giới hạn





Hướng núi





Độ cao





Hình thái cấu trúc





Các dãy núi chính





Câu 2. Dựa Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Hãy điền nội dung thích hợp để hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
Nội dung
ĐBSH
ĐBSCL
ĐBDHMT

Diện tích




Nguồn gốc




Địa hình




Đất đai




Câu 3. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Đáp án
Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
+ Nền nhiệt cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực mãnh liệt, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Tâm
Dung lượng: 55,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)