đề kiểm tra TH

Chia sẻ bởi Dương Văn Thạch | Ngày 14/10/2018 | 121

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra TH thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ ĐỀ KHẢO SÁT TNTH
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn thi: VẬT LÝ- Lớp 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: Xác định khối lượng riêng của sắt.
Cho các dụng cụ: Đòn bẩy, giá thí nghiệm, thước nhựa (có độ chia nhỏ nhất đến mm), 2 quả nặng bằng sắt có khối lượng khác nhau (không chú ý đến khối lượng, có móc treo), một cốc nước, khoảng 50cm dây chỉ. Biết nước có khối lượng riêng là 1g/cm3 hay 1000kg/m3.
Câu 2: Xác định nhiệt dung riêng của quả cân.
Cho các dụng cụ: 1 quả cân 100g có móc treo, 1 nhiệt kế 00C-1000C, 1 bình chia độ (có độ chia nhỏ nhất đến ml), 1 cốc thủy tinh, 1 cốc đun, 1 đèn cồn, giá đun, que khuấy, lưới đun, nước, cồn, khăn vải, diêm, sợi chỉ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.


*Chú ý:
-Thí sinh phải sử dụng tất cả các dụng cụ đã cho và không thêm dụng cụ nào khác để thực hiện bài làm.
-Trình bày Cơ sở lý thuyết và phương án thực hành, cách đo và kết quả trên giấy bài làm.
-Câu 2 đun đến khoảng 600C để đảm bảo an toàn.



















HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1/(5 điểm)
a/ Cơ sở lý thuyết:
Vẽ hình chính xác --> 0,5đ (vẽ 1 hình không cho điểm)
A l1 O l2 B
l1 : Cánh tay đòn ứng với P1
l2 : Cánh tay đòn ứng với P2
Điều kiện cân bằng của đòn bẩy --> 0,5đ
P1 l1 = P2 l2 => P2 = P1l1/l2P2 (1) P1 P2
(Hình 1)
Nhúng chìm P1 vào cốc nước. Điều chỉnh P2 sao cho đòn bẩy cân bằng.
Gọi l`2 : cánh tay đòn ứng với P2. Khi đòn bẩy cân bằng:
P2 l`2 = l1(P1 - Fa) (2) Fa: Lực đẩy Acsimet. A l1 O l`2 A`
Thay (1) vào (2) ta có:
 ->1,0đ
Mà P1 = 10DxV1
( Dx : KLR của vật. V1: Thể tích của vật P1 ) P`1 P2
Thay vào (3) ta có: (Hình 2)

 (Dn: KLR của nước)->0,25đ
=> Dx =  (*) ( 0,25đ
b/ Tiến hành thí nghiệm:
- Lắp đòn bẩy lên giá-0,25đ
- Treo 2 quả nặng bằng sắt vào 2 đầu đòn bẩy điều chỉnh sao cho đòn bẩy cân bằng (hình 1). Dùng thước xác định l2 --> 0,5đ
- Nhúng vật có trọng lượng P1 vào cốc nước, giữ nguyên l1, điều chỉnh P2 sao cho đòn bẩy cân bằng (hình 2). ->0,25đ
Dùng thước xác định cánh tay đòn l`2 --> 0,25đ
- Thay Dn ; l2; l`2 vào (*) ta tính được KLR của vật Dx.->0,25đ
c/ Bảng giá trị: Thực hiện 3 lần đo ghi vào bảng giá trị. --> 0,5đ
Lần đo
l2
l’2
Dx = 

1




2




3





d/ Kết quả: Tính giá trị trung bình cộng của 3 lần đo. --> 0,5đ
(Chú ý: Tính được kết quả Dx từ: 7,7g/cm3 --> 7,9g/cm3 --> cho điểm tối đa phần kết quả. Ngoài khoảng đó cho 0,25 điểm)
Câu 2/(5 điểm)
a/ Cơ sở lý thuyết:
-Gọi: V là thể tích của nước, tính khối lượng của nước m1=D.V.-0,25đ
-Khối lượng, nhiệt dung riêng, nhiệt độ ban đầu của nước, quả cân lần lượt là: m1,c1,t1,m2,c2,t2. Nhiệt độ khi có cân bằng là t.->0,5đ
-Nhiệt lượng nước thu vào: Q1=m1.c1(t-t1)->0,25đ
- Nhiệt lượng quả cân tỏa ra: Q2=m2.c2(t2-t)->0,25đ
-Phương trình cân bằng nhiệt: Q1=Q2
( m1.c1(t-t1)= m2.c2(t2-t)=>c2= m1.c1(t-t1)/ m2.(t2-t) (*)->0,5đ
b/ Tiến hành thí nghiệm:
-Dùng bình chia độ đo thể tích V
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Thạch
Dung lượng: 58,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)