đề kiểm tra Ngữ Văn 9, tiết 48
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền |
Ngày 11/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra Ngữ Văn 9, tiết 48 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT ………….
TRƯỜNG THCS …………..
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 9 (tiết 48)
Phần: Truyện trung đại Việt Nam
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ …Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng…”
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 14)
a) Lời nói trên của nhân vật nào? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
b) Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích (trong khoảng 5-7 câu).
Câu 2 (6,0 điểm):
Nhận xét về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) có ý kiến cho rằng: “Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh đều phù hợp với từng trạng thái của tình cảm”.
Bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du được nói đến trong nhận xét trên là gì?
Phân tích ngắn gọn tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để làm sáng tỏ nhận xét trên.
------------- Hết --------------
PHÒNG GD&ĐT ……………
TRƯỜNG THCS …………….
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 9(tiết 48)
Phần: Truyện trung đại Việt Nam
Câu 1 (4,0 điểm):
*Mức tối đa:
a) (1,0 điểm)
- Lời nói của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
- Nói với các tướng sĩ nghĩa quân Tây Sơn.
- Hoàn cảnh: vua Quang Trung phủ dụ tướng sĩ trước khi tiến quân vào thành Thăng Long đánh 29 vạn quân Thanh.
b) (3,0 điểm)
HS tóm tắt ngắn gọn được một số ý chính sau:
- Nhận được tin Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh vào thành Thăng Long – Nguyễn Huệ hành quân ra Bắc.
- Nguyễn Huệ lên ngôi (lấy hiệu là Quang Trung), tuyển binh, phủ dụ tướng sĩ rồi tiến quân vào Thăng Long.
- Vua Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn đánh đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, thành Thăng Long.
- Quân Thanh đại bại, rút về nước.
- Vua Lê Chiêu Thống bỏ thành, bỏ đất nước, trốn chạy theo quân Thanh.
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên (Giáo viên chấm căn cứ vào mức độ đạt được trong bài làm của HS để cho điểm phù hợp).
* Không đạt: HS không trả lời, hoặc trả lời sai hoàn toàn các ý.
Câu 2 (6,0 điểm):
*Mức tối đa:
a) (2,0 điểm)
HS nêu đúng bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du: tả cảnh ngụ tình.
b) (4,0 điểm)
Học sinh phân tích ngắn gọn 8 câu thơ cuối của đoạn trích để làm sáng tỏ nhận xét. Có thể viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản cần đáp ứng được một số ý chính sau:
- Trong đoạn thơ, ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Kiều. (Dẫn chứng)
- Cảnh được miêu tả từ xa tới gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động… để diễn tả các sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều.
- Tám câu thơ với bốn cảnh, cảnh vừa thực lại vừa ảo… toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, bế tắc, trao đảo… Điệp ngữ “buồn trông”lặp đi lặp lại diễn tả nỗi buồn nhiều vẻ, kéo dài, nặng nề trong lòng Kiều. Đó là sự trông đợi vô vọng, là nỗi buồn sầu mênh mang đến vô tận…
- Đoạn thơ được đánh giá là tuyệt bút của bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên (Giáo viên chấm căn cứ vào mức độ đạt được trong bài làm của HS để cho điểm phù hợp).
* Không đạt: HS không trả lời, hoặc trả lời sai
TRƯỜNG THCS …………..
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 9 (tiết 48)
Phần: Truyện trung đại Việt Nam
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ …Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng…”
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 14)
a) Lời nói trên của nhân vật nào? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
b) Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích (trong khoảng 5-7 câu).
Câu 2 (6,0 điểm):
Nhận xét về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) có ý kiến cho rằng: “Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh đều phù hợp với từng trạng thái của tình cảm”.
Bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du được nói đến trong nhận xét trên là gì?
Phân tích ngắn gọn tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để làm sáng tỏ nhận xét trên.
------------- Hết --------------
PHÒNG GD&ĐT ……………
TRƯỜNG THCS …………….
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 9(tiết 48)
Phần: Truyện trung đại Việt Nam
Câu 1 (4,0 điểm):
*Mức tối đa:
a) (1,0 điểm)
- Lời nói của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
- Nói với các tướng sĩ nghĩa quân Tây Sơn.
- Hoàn cảnh: vua Quang Trung phủ dụ tướng sĩ trước khi tiến quân vào thành Thăng Long đánh 29 vạn quân Thanh.
b) (3,0 điểm)
HS tóm tắt ngắn gọn được một số ý chính sau:
- Nhận được tin Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh vào thành Thăng Long – Nguyễn Huệ hành quân ra Bắc.
- Nguyễn Huệ lên ngôi (lấy hiệu là Quang Trung), tuyển binh, phủ dụ tướng sĩ rồi tiến quân vào Thăng Long.
- Vua Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn đánh đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, thành Thăng Long.
- Quân Thanh đại bại, rút về nước.
- Vua Lê Chiêu Thống bỏ thành, bỏ đất nước, trốn chạy theo quân Thanh.
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên (Giáo viên chấm căn cứ vào mức độ đạt được trong bài làm của HS để cho điểm phù hợp).
* Không đạt: HS không trả lời, hoặc trả lời sai hoàn toàn các ý.
Câu 2 (6,0 điểm):
*Mức tối đa:
a) (2,0 điểm)
HS nêu đúng bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du: tả cảnh ngụ tình.
b) (4,0 điểm)
Học sinh phân tích ngắn gọn 8 câu thơ cuối của đoạn trích để làm sáng tỏ nhận xét. Có thể viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản cần đáp ứng được một số ý chính sau:
- Trong đoạn thơ, ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Kiều. (Dẫn chứng)
- Cảnh được miêu tả từ xa tới gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động… để diễn tả các sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều.
- Tám câu thơ với bốn cảnh, cảnh vừa thực lại vừa ảo… toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, bế tắc, trao đảo… Điệp ngữ “buồn trông”lặp đi lặp lại diễn tả nỗi buồn nhiều vẻ, kéo dài, nặng nề trong lòng Kiều. Đó là sự trông đợi vô vọng, là nỗi buồn sầu mênh mang đến vô tận…
- Đoạn thơ được đánh giá là tuyệt bút của bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
* Mức chưa tối đa: HS chưa đạt đầy đủ các tiêu chí trên (Giáo viên chấm căn cứ vào mức độ đạt được trong bài làm của HS để cho điểm phù hợp).
* Không đạt: HS không trả lời, hoặc trả lời sai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: 69,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)