ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ I
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 11/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ I thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn, lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 đ)
Trả lời câu hỏi từ 1 đến 10 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi (từ 1 đến 5)
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn là sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và thay dần bằng những thứ bóng bảy hào nhoáng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?)”
(Trích Ngữ văn 7, tập một - NXB GD, năm 2003, tr 160)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
a, Sài Gòn tôi yêu
b, Một thứ quà của lúa non: Cốm
c, Mùa xuân của tôi
d, Cổng trường mở ra
Tác giả đoạn văn trên là ai?
a, Vũ Bằng
b, Lí Lan
c, Thạch Lam
d, Minh Hương
Dòng nào thể hiện rõ nhất chủ đề của văn bản?
a, Không còn gì hợp hơn là sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
b, Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
c, Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết.
d, Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ láy?
a, Bát ngát
b,Vương vít
c, Người ngoài
d, Mộc mạc
Văn bản trên được viết theo thể loại nào?
a, Truyện ngắn
b, Phóng sự
c, Tiểu thuyết
d, Tùy bút
Các văn bản đã học sau văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng?
a, Cổng trường mở ra
b, Cuộc chia tay của những con búp bê
c, Phò giá về kinh
d, Mẹ tôi
Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời” thuộc chùm ca dao nào?
a, Ca dao về tình yêu quê hương đất nước
b, Ca dao than thân
c, Ca dao về tình cảm gia đình
d, Ca dao châm biếm
Nhận xét nào sau đây không đúng về văn biểu cảm?
a, Ngôn ngữ trong văn biểu cảm thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
b, Trong văn biểu cảm có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình.
c, Trong văn bản biểu cảm có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
d, Văn biểu cảm chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
Câu sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ?
Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta thấy tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.
a, Thiếu quan hệ từ
b, Thừa quan hệ từ
c, Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
d, Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
a, Thiên địa
b, Thiên lý
c, Thiên thư
d, Thiên hạ
11. Nối các nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hơp và điền kết quả vào cột C
Cột A
Cột B
Cột C
1. Sông núi nước Nam
a. Bà huyện Thanh Quan
1 - …...
2. Phò giá về kinh
b. Hồ Xuân Hương
2 - ……
3. Bánh trôi nước
c. Nguyễn Khuyến
3 - …...
4. Qua đèo Ngang
d.Trần Quang Khải
4 - ……
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 59,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)