Đề kiểm tra Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Vũ Văn Tuấn | Ngày 12/10/2018 | 214

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra Ngữ văn 7 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


SBD: ……………………….
Phòng thi: …………………
đề thi chất lượng 24 tuần
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm: (3,0đ)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:
“ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác. Sự sáng tạo này ta cũng có thể xem là xuất ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế…” ( Ngữ văn 7, tập II)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A.ý nghĩa văn chương C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
B..Đức tính giản dị của Bác Hồ D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Câu 2: Tại sao Hoài Thanh lại nói: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”?
Vì cuộc sống trong văn chương chân thật hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào.
Vì nhiệm vụ của nhà văn là phải ghi chép lại tất cả những gì ông ta nhìn thấy ở ngoài đời.
Vì văn chương có nhiêm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội.
Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 3: Vì sao Hoài Thanh lại nói: “Văn chương sáng tạo ra cuộc sống”?
A.Vì cuộc sống trong văn chương hoàn toàn khác với cuộc sống ngoài đời.
B.Vì văn chương có thể dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống chưa có hoặc cần có để mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực trong tương lai
C.Vì cuộc sống được nhà văn tạo ra trong văn chương luôn đẹp hơn cuộc sống ngoài đời.
D.Vì văn chương làm cho con người muốn thoát li với cuộc sống.
Câu 4: Trong cụm từ: “ Sáng tạo ra sự sống” từ “ sáng tạo” là:
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Phụ từ
Câu 5: Câu “ Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế… “ là câu”
Rút gọn thành phần chủ ngữ C. Rút gọn thành phần vị ngữ
B. Câu đặc biệt D. Câu bình thường
Câu 6: Văn bản: “ý nghĩa văn chương” là loại văn bản:
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
II. Tự luận: (7,0đ)
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”
……….Hết………..
hướng dẫn và biêu chấm ngữ văn 7
Trắc nghiệm: (3,0đ) Mỗi ý khoanh đúng cho 0,5đ

1-A
2-C
3-B
4-B
5-A
6-D


Tự luận: (7,0đ)
Yêu cầu học sinh phải thể hiện được:
Để chứng minh vấn đề :
+ Phải biết ơn ngững người đã tạo ra thành quả để mình được được hưởng . Đây là một quan hệ nhân quả đó là:”quả” và “cây”, “ nước và nguồn”
+ Yêu cầu lập luận chứng minh :
Giải thích ngắn về 2 câu tục ngữ.
Phân tích và chứng minh những chứng cớ hợp lý để làm rõ nội dung 2 câu tục ngữ.
Cụ thể:
Mở bài : Đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn đối với người đã tạo ra thành quả cho mình được hưởng thụ.(1đ)
( Trân trọng biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước)
Thân bài: Nêu được những biểu hiện của đạo lí bằng những dẫn chứng thuyết phục (4đ)
- Ngày cúng giỗ trong gia đình: con cháu tưởng nhớ tới những người đã xây đắp tạo nên gia đình, và cũng thể hiện trách nhiệm của con cháu.
- Những ngày lễ hội:
+ Lễ hội đền Gióng
+ Lễ hội cố đô Hoa Lư
+ Giỗ tổ Hùng Vương(10/3)
Nhớ về bà, mẹ , chị: Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày phụ nữ Việt Nam 20/11
Ngày 20/11 ngày tôn vinh các thày cô và tỏ lòng biết ơn của học sinh
Ngày 27/7: Biết ơn những anh hùng liệt sĩ.
Kết bài:
Đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” gợi cho em những suy nghĩ về lòng biết ơn nét đẹp trong nhân cách làm người.
Đạo lí nhắc nhở em hàng ngày trong công việc thể hiện hành vi đạo đức của mình, giúp em có nghĩa vụ tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” (1.5đ)


--------- Hết ---------


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Văn Tuấn
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)