đề kiểm tra ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Trần Thị Khánh Hòa | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT BẮC HÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS Thị trấn MÔN: NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN: 90’( KHÔNG KỂ GIAO ĐỀ)

I. Trắc nghiệm( 3 điểm)
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 7) bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Huơng thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên với những âm thanh của giàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
( Ngữ văn 7- tập 2)
1. Đoạn văn trên dùng phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Miêu tả C. Lập luận
B. Tự sự D. Biểu cảm
2. Từ nào là từ Hán Việt trong số các từ sau?
A. Mơn man C. Hoài vọng
B. Bồng bềnh D. Réo rắt
3. Câu: Trăng lên là loại câu gì?
A. Câu đặc biệt C. Câu đơn
B. Câu rút gọn D. Câu bị động
4. Trong câu văn: Nhạc công dùng các ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh C. Nhân hoá
B. Liệt kê D. Điệp ngữ
5. Nhạc cụ nào dưới đây không dùng trong ca Huế?
A. Tì bà, đàn nguyệt C. Ghi-ta, oóc-gan.
B. Sáo, cặp sanh D. Đàn bầu
* Đọc và trả lời các câu hỏi sau( từ câu 6 đến câu 10) bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
6. Trạng ngữ là gì?
A. Là thành phần chính của câu
B. Là biện pháp tu từ trong câu
C. Là bộ phận không thể thiếu trong câu.
D. Là thành phần phụ của câu.
7. Câu đặc biệt là gì?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình CN- VN.
B. Là câu có chủ ngữ.
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình CN- VN.
D. Là câu có vị ngữ.
8. Câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây dùng cách diễn đạt nào?
A. Bằng biện pháp so sánh. B. Bằng biện pháp ẩn dụ.
C. Bằng biện pháp chơi chữ. D. Bằng biện pháp nhân hoá.
9. Trong các tình huống sau tình huống nào cần viết văn bản đề nghị?
A. Em bị ốm không đi học được.
B. Nền nhà lớp học bị hư hỏng.
C. Họp sơ kết lớp.
D. Mua bán nguyên vật liệu xây dựng.
10. Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết báo cáo?
A. Tường lớp em bị thấm mốc.
B. Lớp em muốn đi thăm di tích nhà Hoàng A Tưởng.
C. Tổng phụ trách Đội muốn biết tình hình của Chi Đội trong tháng.
D. Mua bán sách giáo khoa.
II. Tự luận( 7 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Hãy đặt một câu chủ động và chuyển đổi thành câu bị động tương ứng?
Câu 2( 5 điểm)
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”.




























PHÒNG GD & ĐT BẮC HÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II
Trường THCS Thị trấn MÔN: NGỮ VĂN 7

I. Trắc nghiệm( 3 điểm)
- Câu 9, 10 mỗi câu đúng cho 0, 5 điểm, các câu còn lại đúng mỗi câu cho 0, 25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đáp án
A
C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Khánh Hòa
Dung lượng: 187,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)