Đề kiểm tra một số môn THCS
Chia sẻ bởi Nhật Anh |
Ngày 12/10/2018 |
183
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra một số môn THCS thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra 1 tiết - Môn : Văn 6 ( bài số 1)
Đề chẵn:
Câu 1: Truyền thuyết là gì? Nêu ý nghĩa của truyện “ Thánh Giống”
Câu 2: Nhập vai Thủy Tinh, kể lại cuộc giao chiến với Sơn Tinh.
Đề lẽ:
Câu 1: Truyện cổ tích là gì? Nêu ý nghĩa của truyện “ Thạch Sanh”
Câu 2: Nhập vai Thủy Tinh, kể lại cuộc giao chiến với Sơn Tinh.
Kiểm tra 1 tiết - Môn : Văn 6 ( bài số 2)
Đề số 1:
Câu 1: Ba truyện: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Bức tranh em gái tôi”,
“ Buổi học cuối cùng” có gì giống nhau?
A. Ngôi kể B. Thứ tự kể C. Phương thức biểu đạt D. Cả A, B, C.
Câu 2: Đọc và khoanh tròn câu trả lới đúng nhất:
“……. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc trời. Trời xanh thắm biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt biển mơ màng dịu hơi sương”
a.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Sông nước Cà Mau B. Vượt thác
C. Biển đẹp D. Lũy Làng
b.Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Võ Quảng B. Thép mới
C. Vũ Tú Nam D. Tô Hoài.
Câu 3: ở đoạn văn cuối truyện “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài. Sau khi chôn cất Dế Choắt. Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Đề số 2:
Câu 1: Đọc và khoanh tròn câu trả lới đúng nhất:
“……. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc trời. Trời xanh thắm biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt biển mơ màng dịu hơi sương”
a.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Sông nước Cà Mau B. Vượt thác
C. Biển đẹp D. Lũy Làng
b.Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Võ Quảng B. Thép mới
C. Vũ Tú Nam D. Tô Hoài.
Câu 2: Ba truyện: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Bức tranh em gái tôi”,
“ Buổi học cuối cùng” có gì giống nhau?
A. Ngôi kể B. Thứ tự kể C. Phương thức biểu đạt D. Cả A, B, C.
Câu 3: Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh khi đứng trước bức tranh của em gái.
Kiểm tra 1 tiết - Môn : Văn 7 (Bài số 1)
Đề 1:
Câu 1: (7đ)
Chép lại theo trí nhớ bài thơ : “Qua Đèo Ngang” và trả lời những câu hỏi sau:
1/ Văn bản trên của tác giả nào ? (1đ)
A-Hồ Xuân Hương
B-Nguyễn Khuyến
C-Bà Huyện Thanh Quan
D-Trần Quang Khải
2/ Được viết theo thể thơ nào? (1đ)
A-Ngũ ngôn tứ tuyệt
B- Thất ngôn tứ tuyệt
C-Thất ngôn bát cú
D-Song thất lục bát
3/ Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là tư tưởng, tình cảm gì? (1đ)
A-Nỗi nhớ nước thương nhà.
B-Nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
C-Cả A và B.
Câu 2: (3 đ)
So sánh cụm từ “ Ta với ta” trong bài với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Kiểm tra 1 tiết - Môn : Văn 7 (Bài số 1)
Đề 2:
Câu 1: (7đ)
Chép lại theo trí nhớ bài thơ : “Bạn đến chơi nhà” và trả lời những câu hỏi sau:
1/ Văn bản trên của tác giả nào ? (1đ)
A-Nguyễn Khuyến
B-Hồ Xuân Hương
C-Trần Quang Khải
D-Bà Huyện Thanh Quan
2/ Được viết theo thể thơ nào? (1đ)
A-Song thất lục bát
B-Thất ngôn bát cú
C-Ngũ ngôn tứ tuyệt
D- Thất ngôn tứ tuyệt
3/ Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là tư tưởng, tình cảm gì? (1đ)
A-Tình bạn đậm đà thắm thiết.
B-Tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà.
C-Tình bạn đậm đà, thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện.
Câu 2: (3 đ)
So sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Kiểm tra 1 tiết - Môn : Văn 7 (Bài số 2)
Đề số1:
Câu 1: Em hiểu thế nào về tục ngữ?
Phân tích hình thức diễn đạt và ý nghĩa câu tục ngữ sau:
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Câu 2: Trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dùng nghệ thuật đặc sắc nào trong bài văn? Nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ ghép, từ láy … để chứng tỏ rằng
“ Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp”.
Đề số 2:
Câu 1: Em hiểu thế nào về tục ngữ?
Phân tích hình thức diễn đạt và ý nghĩa câu tục ngữ sau:
Thương người như thể thương thân”
Câu 2: Trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dùng nghệ thuật đặc sắc nào trong bài văn? Nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ ghép, từ láy … để chứng tỏ rằng:
“ Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp”.
Đề Kiểm tra 1 tiết - Môn : tập làm Văn 7 (Bài số 5)
Chứng minh rằng: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Kiểm tra 1 tiết - Môn : Tiếng việt 7
Đề 1:
I/ Phần trắc nghiệm
Đọc kỹ các câu hỏi, lựa chọn đáp án em cho là đúng:
1/ Từ nào không phải là từ ghép đẳng lập:
A-Núi non
B-Ham muốn
C-Mưa rào
D-Xinh đẹp
2/ Từ láy nào có sắc thái giảm nhẹ so với nghĩa của yếu tố gốc?
A-May mắn
B-Đo đỏ
C-Nhức nhối
D-Xấu xa
3/ Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán Việt:
a-Ước mơ
B-Ham muốn
C-Nổ lực
D-Nhọc nhằn
4/ Tiếng “vô” trong từ “vô lí” đồng nghĩa với tiếng nào ?
A-Không
B-Phi
C-Có
D-Cả A và B đều đúng
II/ Tự luận:
1/ Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong các ngữ cảnh sau:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
-Cải lão hoàn đồng
-Hòa phi bất đồng
-Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
2/ Viết đoạn văn 5 đến 10 câu, nội dung ca ngợi tình yêu quê hương của nhà thơ Lý Bạch có sử dụng quan hệ từ, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa.
Kiểm tra 1 tiết - Môn : Tiếng việt 7
Đề 2:
I/ Phần trắc nghiệm
Đọc kỹ các câu hỏi, lựa chọn đáp án em cho là đúng:
1/ Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy?
A-Rừng núi
B-ít ơi
C-Bút bi
D-Bóng bay
2/ Trong câu: “Bà mẹ… khuyên bảo con”, từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ trống cho thích hợp?
A-Nhỏ nhẹ
B-Nhỏ nhắn
C-Nhẹ nhàng
D-Nhẹ nhỏm.
3/ Trong câu ca dao “Ai làm cho bể kia đầy”, đại từ “Ai” có tác dụng gì?
A-Trỏ người
B-Trỏ vật
C-Hỏi về người
D-Hỏi về số lượng
4/ Dòng nào nêu nhận xét đúng về quan hệ từ “cho” trong câu “Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người”
A-Từ “cho” rất cần thiết để liên kết ý trong câu.
B-Thừa quan hệ từ “cho”
C-Từ “cho “ không hợp về nghĩa
D-Từ “cho” làm tăng sắc thái biểu cảm cho câu văn
II/ Tự luận:
1/ Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong các ngữ cảnh sau:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
-Cải lão hoàn đồng
-Hòa phi bất đồng
-Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
2/ Viết đoạn văn 5 đến 10 câu, nội dung ca ngợi tình yêu quê hương của nhà thơ Lý Bạch có sử dụng quan hệ từ, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa.
Kiểm tra 1 tiết - Môn : văn 9
I/ Phần trắc nghiệm:
Xếp lại các tác phẩm sau cho đúng thể loại:
Tên tác phẩm (Đoạn trích)
Tên thể loại
1/ Quang Trung đại phá quân Thanh
2/ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
3/ Cảnh ngày xuân
4/ Lục Vân Tiên gặp nạn
5/ Kiều ở lầu Ngưng Bích
6/ Chuyện người con gái Nam Xương
A-Truyện truyền kỳ
B-Truyện cổ tích
C-Tùy bút
D-Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
E-Truyện Nôm
G-Truyện Nôm khuyết danh
II/ Phần tự luận:
Hãy trình bày cảm nhận của em về số phận và phẩm chất người phụ nữ qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thúy Kiều.
Kiểm tra 1 tiết - Môn : văn 9
Đề ra:
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi đó kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nhật Anh
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)