Đề kiểm tra học kỳ II Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Lê Văn Đức | Ngày 11/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II Ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS TÀ RỤT MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút.
Họ và tên : ……………………………………………… Lớp: ………………

Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo

Phần I: Trắc nghiệm.(4 điểm).
Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi(câu 1 – 8) để chọn câu trả lời đúng nhất.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thấn ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thấn yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Ngữ văn 7, tập hai)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
C. Ý nghĩa văn chương.
D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Hoài Thanh.
B. Đặng Thai Mai.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Hồ Chí Minh.
3. Trong đoạn văn trên được tác giả viết về lòng yêu nước trong thời kỳ nào?
A. Tong quá khứ.
B. Trong hiện tại.
C. Trong quá khứ và hiện tại.
D. Trong tương lai.

4. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Nghị luận.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Tự sự.
5. Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
A. Nghi luận phân tích.
B. Nghi luận chứng minh.
C. Nghị luận bình luận.
D. Cả A,B,C đều sai.
6. Câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt.
B. Câu rút gọn.
C. Câu chủ động.
D. Câu bị động.
7. Câu “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triêu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung …” tác giả sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hoá.
B. Tương phản.
C. Ẩn dụ.
D. Liệt kê. 8. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên dùng để làm gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.
D. Cả A, B, C đều sai.
Phần II. Tự luận.(6 điểm).
Nhân dân ta thường nói “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.

Hết/.


Xác nhận của TT tổ chuyên môn Giáo viên bộ môn



Lê Viết Ngọc Quỳnh Lê Văn Đức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Đức
Dung lượng: 6,76KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)