DE KIEM TRA HOC KI II Ngu van 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Viết Tuân | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: DE KIEM TRA HOC KI II Ngu van 8 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ kiểm tra HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
( Thời gian: 90 phút)
TRẮC NGHIỆM:(2,5điểm) Chọn đáp án đúng nhất.
1.Trong những bài thơ sau đây, bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát ?
a. Quê hương b. Khi con tu hú c. Ông đồ d. Nhớ rừng
2. Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu.
a. Đúng b. Sai
3. Trong các câu nghi vấn sau đây, câu nào không dùng để hỏi ?
a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
b. Bao giờ anh đi Hà Nội?
c. Sáng ngày người ta có đấm u có đau lắm không?
d. Mình đọc hay tôi đọc?
4. Trong hội thoại, vai xã hội là:
a. Quan hệ trên-dưới của những người tham gia hội thoại
b. Vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại
c. Quan hệ thân-sơ của những người tham gia hội thoại
d. Lượt lời của những người tham gia hội thoại
5. Lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược là nội dung được thể hiện trong văn bản nào?
a. Nước Đại Việt ta b. Chiếu dời đô c. Hịch tướng sĩ d. Thuế máu
6. Dòng nào nói đúng nhất chức năng của câu phủ định ?
a. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
b. Phản bác một ý kiến, một nhận định
c. Bộc lộ cảm xúc của người nói
d. Cả a và b
7. Thông qua bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ muốn diễn tả điều gì?
a. Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng b. Niềm khao khát tự do mãnh liệt
c. Khơi gợi lòng yêu nước của người dân d. Cả 3 phương án trên
8. Từ ngữ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống để có khái niệm đúng:
là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
a. Chiếu b. Hịch c. Cáo d. Tấu
9. Mục đích của việc học mà Nguyễn Thiếp nêu ra trong bài “Bàn luận về phép học” là:
a. Học để làm người có đạo đức b. Học để trở thành người có tri thức
c. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước d. Cả 3 phương án trên
10. Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”(Thép Mới) có tác dụng gì?
a. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói
b. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, đặc điểm
c. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
d. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản
II.TỰ LUẬN:(7,5 điểm)
Câu 1(1 điểm) Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí nào? Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Trăng đến với Bác trong nhà tù để “ngắm nhà thơ”. Trăng đến với Bác trong một đêm thanh vắng khi Bác vừa “bàn bạc việc quân” xong, để được tâm tình. Rồi trăng cũng lại đến với Bác trong cái cảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Có thể nói trong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy.
Câu 2(2,5điểm): Chép lại 2 bản phiên âm và dịch thơ của bài “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 3(4 điểm) Giới thiệu bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Viết Tuân
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)