đề kiểm tra học kì I sinh 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Đào |
Ngày 15/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra học kì I sinh 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9 HỌC KÌ I
1. Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu của MenĐen .
- Nêu được quy luật di truyền và giải thích hiện tượng thực tế
- Nêu được các khái niệm: Kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp , cho ví dụ minh họa với mỗi khái niệm. Viết các sơ đồ lai một hay hai cặp tính trạng.
- Vận dụng được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập để giải quyết các bài tập.
- Khái niệm lai phân tích: cho ví dụ, nêu ý nghĩa.
- Khái niệm biến dị tổ hợp: cho ví dụ, nêu ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa, giải thích một số hiện tượng thực tế.
2. Chương II. NHIỄM SẮC THỂ.
- Nêu được tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài:
- Trình bày và giải thích được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi NST:
- Nêu được chức năng của NST: là cấu trúc mang gen.
- Trình bày được sự thay đổi trạng thái (đơn,kép) và sự vận động của NST qua 4 kì của nguyên phân.
- Giải thích được nguyên phân thực chất là phân bào nguyên nhiễm và ý nghĩa của nó đối vói sự duy trì bộ NST trong sự sinh trưởng của cơ thể.
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
- Nêu ý nghĩa của giảm phân
- Mô tả và so sánh các quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Nêu được bản chất của thụ tinh cũng như ý nghĩa của nó và giảm phân đối với sự di truyền và biến dị.
- Nêu ý nghĩa của nguyên phân giảm phân và thụ tinh: di truyền, biến dị và thực tiễn.
- Một số đặc điểm của NST giới tính.
- Biết giải thích cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực : cái là 1:1.
- Nêu được các yếu tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Ứng dụng thực tế trong chăn nuôi
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.
3. Chương III. ADN VÀ GEN.
- Nêu được thành phần hóa học của ADN
-Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN do yếu tố nào quyết định.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN.
- Nêu được nguyên tắc bổ sung
- Nêu được ý nghĩa của quá trình tự sao ADN
- Giải thích được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung, bán bảo toàn.
- Nêu được bản chất hóa học của gen là ADN và chức năng của nó: mang và truyền đạt thông tin di truyền.
- Mô tả sơ lược cấu tạo ARN
- Nêu các loại ARN và chức năng của chúng
- Phân biệt được ADN và ARN
- Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tăc bổ sung
- Nêu được thành phần hóa học, cấu trúc không gian và chức năng của prôtêin.
- Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua sự hình thành chuỗi axit amin.
- Phân tích được mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Học sinh biết cách quan sát và tháo lắp được mô hình ADN
4. Chương IV. BIẾN DỊ
- Phân biệt được 2 loại biến dị: Biến dị di truyền và thường biến.
- Viết được sơ đồ các loại biến dị.
- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen,
- Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
- Nêu được các dạng đột biến gen cho ví dụ.
- Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
- Trình bày được những biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.
- Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm.
- Nêu được hiệu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
- Nhận biết được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội,
- Nhận biết được 1 số thể đa bội qua tranh ảnh.
- Trình bày được khái niệm thường biến
- Phân biệt thường biến và đột biến.
- Nêu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
-Nêu được mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình phân tích ví dụ cụ thể.
- Nêu được ảnh hưởng của môi trường đối với tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Anh Đào
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)