ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ HAI MÔN ĐỊA LÍ 8 ( Có ma trận)

Chia sẻ bởi Trần Thị Đào | Ngày 17/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ HAI MÔN ĐỊA LÍ 8 ( Có ma trận) thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ HAI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8
1.Xác định mục tiêu kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm diều chỉnh nội dung phương pháp học tập nhằm giúp đở học sinh kịp thời.
Kiểm tra các kiến thức và kĩ năng cơ bản sau khi học xong các nội dung các thành phần tự nhiên và các miền địa lí tự nhiên của Việt Nam.
Kiểm tra mức độ nắm vứng kiến thức cơ bản ở 3 mức độ: Biết, hiểu và vận dụng
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức tự luận.
3. Xây dựng ma trận đề
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cấp thấp
Vận dụng
cấp cao

1.Các thành phần tự nhiên(Địa hình, khí hậu, SN,Đất,SV)
(20%= 3đ)
Nêu được đặc điểm cơ bản của các TPTN
(100% = 2đ)




2.Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
(30%=3đ)

Trình bày và giải thích, chứng minh được 4 đặc điểm của TNVN
(100% = 3đ)



3. Địa lí các miền tự nhiên
(50% = 5đ)

Biết được những khó khăn do TN gây ở các miền TN ra và biện pháp bảo vệ MT
(40% = 2đ)
Phân tích và giải thích sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên giữa các miền tự nhiên.
(60% = 3đ)


TSĐ= 10
TSC = 4 c
2đ = 20%
5đ = 50%
3đ = 30%


4. Viết đề kiểm tra từ ma trận:
Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản của sông ngòi nước ta?
Câu 2: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiên trong các thành phần tự nhiên nước ta như thế nào?
Câu 3 : Trình bày những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề bảo vệ môi trường ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Câu 4: Trình bày sự khác nhau về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? Giải thích nguyên nhân?
5. Hướng dẫn chấm và biểu điểm:
Câu 1: 2điểm
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB - ĐN và hướng vòng cung.
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
Câu 2: 3điểm
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện ở các TPTN:
Khí hậu: Nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ TB trên 210C và lượng mưa TB từ 1500 – 2000 mm
Địa hình: Lớp vỏ phong hóa dày, bề mặt bị cắt xẻ và xâm thực mạnh.Đặc biệt vùng núi đá vôi tạo nên các địa hình cacxtơ độc đáo.
Sông ngòi: Có hai mùa nước mùa lũ và mùa cạn, sông ngòi không đóng băng.
Đất đai: Có đất feralit đỏ vàng tầng phong hóa sâu, đất phù sa màu mỡ.
Sinh vật: Có nhiều hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ, thực vật phong phú đa dạng .
Câu 3: 2điểm
Những khó khăn do thiên nhiên mang lại :
+ Vùng núi: sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét….
+ Vùng duyên hải: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng, nạn cát bay, nhiễm mặn….
Vấn đề bảo vệ môi trường:
+ Nổi bật là bảo vệ rừng đầu nguồn tại các sườn núi cao và dốc của Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn và dọc sông Đà,
+ Chủ động phòng chống thiên tai
+ Bảo vệ và nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá cửa sông .
Câu 4: 3điểm
Sự khác nhau về khí hậu của MB- ĐBBB và MNTB – NB: (1đ)
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ : Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh có mùa dông kéo dài và lạnh nhất nước
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Không có mùa đông lạnh. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, khí hậu nóng ấm quanh năm và có mùa khô sâu sắc,
Giải thích (2đ)
Miền Băc và ĐBBB có mùa đông lạnh vì:
+ Vị trí: nằm ở các vĩ độ cao nhất ( Gần chí tuyến)
+ Chịu ảnh hưởng trục tiếp của gió mùa ĐB
+ Địa hình đồi núi thấp, hướng núi mở rộng phía ĐB đón gió ĐB tràn sâu vào miền.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Nóng quanh năm vì:
+ Vị trí: Nằm ở các vĩ độ thấp ( Gần xích đạo)
+ Tác động của gió mùa ĐB giảm sút mạnh
+ Chủ yếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Đào
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)