Đề kiểm tra HKII- Vật lí 6
Chia sẻ bởi Van Phong |
Ngày 14/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HKII- Vật lí 6 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG TH & THCS HOÀNG CHÂU Năm học 2012 – 2013
MÔN: VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đốt một ngọn nến. B. Đốt một ngọn đèn dầu.
C. Bỏ một cục nước đá vào ly nước . D. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 2 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự đông đặc ?
A. Bỏ cục nước đá vào ly nước. B. Đốt nóng một ngọn nến.
C. Đặt lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh. D. Hạ nhiệt độ băng phiến đến 700C.
Câu 3: Chất nào khi dãn nở vì nhiệt bị ngăn cản có thể gây ra một lực lớn?
A. Chỉ có chất khí. B. Chỉ có chất lỏng.
C. Chỉ có chất rắn. D. Cả chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 4: Sự ngưng tụ là sự chuyển một chất từ:
A. Thể lỏng sang thể hơi.
B. Thể lỏng sang thể rắn.
C. Thể rắn sang thể lỏng.
D. Thể hơi sang thể lỏng.
Câu 5: Khi đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày, cốc dễ bị vỡ vì:
A. Thuỷ tinh không thể chịu được nóng. B. Thuỷ tinh chịu được nóng.
C. Cốc dãn nở không đều gây lực lớn làm vỡ cốc. D. Cốc dãn nở đều đặn.
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ngưng tụ:
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Trời đổ mưa.
C. Mặt gương mờ đi ta khi hà hơi vào nó.
D. Sương mù.
Câu 7: Việc sản xuất muối từ nước biển đã ứng dụng hiện tượng ?
A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Bay hơi. D. Ngưng tụ.
Câu 8: Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của:
A. Cơ thể người. B. Không khí. C. Bàn là đang nóng. D. Hơi nước đang sôi.
Câu 9: Trong quá trình sôi thì nhiệt độ của chất lỏng:
A. Tăng. B. Giảm.
C. Có khi tăng có khi giảm. D. Không thay đổi.
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:
Băng phiến đông đặc ở…(1)… . Nhiệt độ này gọi là…(2)…của băng phiến . Trong suốt quá trình này, nhiệt độ của băng phiến…(3)…thay đổi.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
Câu 2: Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Mỗi yếu tố nêu một ví dụ.
Câu 3: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
MÔN VẬT LÍ 6 - HỌC KÌ II
I.Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
C
D
A
C
B
C
A
D
Câu 10 (0,75 điểm – mỗi từ điền đúng được 0,25điểm)
(1) 800C (2) nhiệt độ đông đặc (3) không
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2đ)
Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây.
Câu 2 (3đ)
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. (0,5 điểm)
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. (1 điểm)
- Nêu được mỗi ví dụ cho 0,5 điểm. (1,5 điểm)
Câu 3 (2đ)
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì
lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không lên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên
TRƯỜNG TH & THCS HOÀNG CHÂU Năm học 2012 – 2013
MÔN: VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đốt một ngọn nến. B. Đốt một ngọn đèn dầu.
C. Bỏ một cục nước đá vào ly nước . D. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 2 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự đông đặc ?
A. Bỏ cục nước đá vào ly nước. B. Đốt nóng một ngọn nến.
C. Đặt lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh. D. Hạ nhiệt độ băng phiến đến 700C.
Câu 3: Chất nào khi dãn nở vì nhiệt bị ngăn cản có thể gây ra một lực lớn?
A. Chỉ có chất khí. B. Chỉ có chất lỏng.
C. Chỉ có chất rắn. D. Cả chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 4: Sự ngưng tụ là sự chuyển một chất từ:
A. Thể lỏng sang thể hơi.
B. Thể lỏng sang thể rắn.
C. Thể rắn sang thể lỏng.
D. Thể hơi sang thể lỏng.
Câu 5: Khi đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày, cốc dễ bị vỡ vì:
A. Thuỷ tinh không thể chịu được nóng. B. Thuỷ tinh chịu được nóng.
C. Cốc dãn nở không đều gây lực lớn làm vỡ cốc. D. Cốc dãn nở đều đặn.
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ngưng tụ:
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Trời đổ mưa.
C. Mặt gương mờ đi ta khi hà hơi vào nó.
D. Sương mù.
Câu 7: Việc sản xuất muối từ nước biển đã ứng dụng hiện tượng ?
A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Bay hơi. D. Ngưng tụ.
Câu 8: Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của:
A. Cơ thể người. B. Không khí. C. Bàn là đang nóng. D. Hơi nước đang sôi.
Câu 9: Trong quá trình sôi thì nhiệt độ của chất lỏng:
A. Tăng. B. Giảm.
C. Có khi tăng có khi giảm. D. Không thay đổi.
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:
Băng phiến đông đặc ở…(1)… . Nhiệt độ này gọi là…(2)…của băng phiến . Trong suốt quá trình này, nhiệt độ của băng phiến…(3)…thay đổi.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
Câu 2: Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Mỗi yếu tố nêu một ví dụ.
Câu 3: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
MÔN VẬT LÍ 6 - HỌC KÌ II
I.Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
C
D
A
C
B
C
A
D
Câu 10 (0,75 điểm – mỗi từ điền đúng được 0,25điểm)
(1) 800C (2) nhiệt độ đông đặc (3) không
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2đ)
Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây.
Câu 2 (3đ)
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. (0,5 điểm)
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. (1 điểm)
- Nêu được mỗi ví dụ cho 0,5 điểm. (1,5 điểm)
Câu 3 (2đ)
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì
lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không lên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Van Phong
Dung lượng: 53,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)