De Kiem tra HKI - van 7

Chia sẻ bởi Đỗ Xuân Thanh | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: De Kiem tra HKI - van 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ngày kiểm tra: 06/12/2011

PHÒNG GD-ĐT SỐP CỘP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS SAM KHA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

* Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
* Đề bài:

Câu 1 (1,5đ): Chép thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya" (Hồ Chí Minh)?
Câu 2(1,5đ): Trình bày ý nghĩa văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" (Thạch Lam).
Câu 3 (2đ): Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ minh họa?
Câu 4 (1 đ): Xác định điệp ngữ trong đoạn văn sau:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Câu 5 (4đ): Phát biểu cảm nghĩ về ngôi trường em đang học.

Sam Kha, ngày 02 tháng 12 năm 2011
Giáo viên ra đề




Đỗ Xuân Thanh










MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ I (2011-2012)
MÔN NGỮ VĂN 7

Mức độ

Tên Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng

Tổng cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao


1. Văn
- Thơ hiện đại Việt Nam

- Kí Việt Nam

Câu 1
(1,5)

Câu 2
(1,5)







Số câu 2
3 điểm
=30%

2. Tiếng Việt
- Nghĩa của từ
- Các biện pháp tu từ về từ

Câu 3.
(2)


Câu 4
(1)


Số câu 2
3 điểm
=30%

3. Tập làm văn
Văn biểu cảm





Câu 5
(4)
Số câu 1
4 điểm
=40%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 5
50 %
Số câu 1
Số điểm 1
10 %

Số câu 1
Số điểm 4
40 %
Số câu 5
Số điểm 10
100 %




















PHÒNG GD-ĐT SỐP CỘP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS SAM KHA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2011 - 2012
môn Ngữ văn 7

Câu 1: (1,5đ): Học sinh chép đúng bài thơ "Cảnh khuya" (Hồ Chí Minh).
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì no lỗi nước nhà.

Câu 2: (1,5đ) Ý nghĩa văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" (Thạch Lam).
Bài thơ thể hiện sự thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.

Câu 3: (2đ) HS nêu được
- Khái niệm: (1đ) Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Ví dụ đúng (1đ) Cao >< Thấp; Lên >< Xuống; Già >< trẻ; Gần >< Xa; ….

Câu 4 (1đ): HS xác định đúng các điệp ngữ : xa nhau, một giấc mơ.

Câu 5 (4đ):
* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn biểu cảm đã học.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài:(1 điểm) Giới thiệu về ngôi trường (tên, địa điểm).
b.Thân bài:(2 điểm)
-Đặc điểm gợi cảm của ngôi trường: phòng học, cây …..
-Ngôi trường với thế hệ trẻ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Xuân Thanh
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)