Đề kiểm tra HKI-NV7

Chia sẻ bởi Trần Thị Thuý Nga | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HKI-NV7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I - NĂM 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ) Chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi ra giấy thi đáp án đúng. VD: 1.b
Câu 1: Ai là tác giả bài thơ “ Tiếng gà trưa”?
a. Xuân Quỳnh b. Nguyễn Khuyến c. Hồ Xuân Hương d. Bà Huyện Thanh Quan
Câu 2: Văn bản nào dưới đây không phải là tác phẩm thơ Trung đại Việt Nam?
a. Bánh trôi nước b. Bạn đến chơi nhà
c. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh d. Phò giá về kinh.
Câu 3: Bài thơ nào sau đây có thể thơ giống bài “Qua Đèo Ngang”?
a. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá b. Côn Sơn ca
c. Bạn đến chơi nhà d. Bánh trôi nước.
Câu 4: Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ:
Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4
Mỗi bài có tám câu mỗi câu có bảy tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4
Mỗi bài có bảy câu mỗi câu có tám tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4
Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có 5 tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4
Câu 5:Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của văn bản “ Tĩnh dạ tứ”?
Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
Bài thơ thể hiên nỗi lòng đối với quê hương da diết , sâu nặng trong tâm hồn của người xa quê.
Tình quê hương là tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Bài thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên.
Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong hai câu cuối bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”?
a. Giọng điệu bi hài b. Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả
c. Cấu tứ độc đáo d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 7: Điểm giống nhau về hình thức diễn đạt của hai bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là:
a. Tinh thần yêu nước
b. Khát vọng thái bình thịnh trị
c. Nhịp thơ phù hợp với những chiến thắng.
d. Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
Câu 8: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ láy?
a. lác đác b. mặt mày c. lom khom d. nức nở
Câu 9: Trong 2 câu thơ sau “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa./ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” có sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây?
a. Chơi chữ b. Ẩn dụ c. Nhân hoá d. Điệp ngữ
Câu 10: Trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có sử dụng những đại từ nào?
a. Ta, Bác b. Ta c. Bác d. Ta, Bác, Trẻ
Câu 11: Trong bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”( Bản dịch thơ) của Hạ Tri Chương có mấy cặp từ trái nghĩa?
a/ Ba cặp b/ Hai cặp c/ Một cặp d/ Không có cặp nào
Câu 12: Trong các câu sau,câu nào sử dụng quan hệ từ không đúng?
a/ Nhờ siêng năng luyện tập nên nó đạt thành tích cao.
b/ Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
c/ Nếu trời mưa con đường này sẽ rất trơn.
d/ Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
B TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ một cặp từ trái nghĩa. ( 1 đ)
Câu 2: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. ( 1 đ)
Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em.( 5 đ)

-Hết-


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đáp án
a
c
c
a
b
a
d

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thuý Nga
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)