ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I SINH 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Mảnh | Ngày 15/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I SINH 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD & ĐT Long Mỹ
Trường THCS Thuận Hưng

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 -2016
MÔN : SINH HỌC 9
THỜI GIAN : 60 Phút
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (2,5 điểm)
Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Tại sao?
Câu 3: (2 điểm)
Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân.
Câu 4: (1 điểm)
Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
Câu 5: (1,5 điểm)
Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
---------Hết-----------









ĐÁP ÁN

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

1
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phân rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được rồi rút ra qui luật di truyền.

1,5



1

2
- Ở người nữ: trong quá trình phát sinh giao tử tạo được một loại giao tử mang NST X gọi là trứng.
- Ở người nam: trong quá trình phát sinh giao tử tạo hai loại giao tử (1 giao tử mang NST X và 1 giao tử mang NST Y).
- Giao tử mang NST x của bố kết hợp với trứng tạo hợp tử XX (sinh con gái)
- Giao tử mang NST Y của bố kết hợp với trứng tạo thành hợp tử XY (sinh con trai)
Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai. Vì người mẹ chỉ cho một loại giao tử mang NST X.
0,5

0,5


0,5

0,5

1

3
Quá trình nguyên phân diễn ra qua 4 kì:
- Kì đầu : NST kép đóng xoắn, co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST kép đính vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào tại tâm động.
- Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra dạng sợi mãnh dần thành nhiễm sắc chất.

0,5


0,5

0,5

0,5

4
Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân số NST trong tế bào bằng 16.
1

5
- NST là cấu trúc mang gen
- Sự biến đổi cấu trúc của NST sẽ dẫn đến biến đổi đặc điểm di truyền.
- NST có khả năng nhân đôi.
0,5
0,5

0,5


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Mảnh
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)