Đề kiểm tra GDCD 7.Học Kỳ I Năm học 2013-2014
Chia sẻ bởi Phan Bao Quoc |
Ngày 15/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra GDCD 7.Học Kỳ I Năm học 2013-2014 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC KÌ 1.
Năm Học 2013 - 2014
MÔN : GDCD . LỚP 7.
Thời gian 45 phút
Câu Hỏi.
Câu 1: Em hiểu thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của phẩm chất giản dị ? ( 3 điểm ).
Câu 2: Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Cho biết ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thể hiện lòng tôn sư trọng đạo? ( 4 điểm)
Câu 3: Tự tin là gì? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? ( 3 điểm)
--------------------Hết-----------------
Thuận Hưng, ngày 28 tháng 11 năm 2013
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 1.
Năm Học 2013 - 2014
MÔN : GDCD . LỚP 7.
Thời gian 45 phút
Câu Hỏi.
Câu 1: Em hiểu thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của phẩm chất giản dị ? ( 3 điểm )
+ Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội. ( 1 đ )
+ Sống giản dị biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. ( 1 đ )
- Ý Nghĩa
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. ( 1đ )
Câu 2: Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Cho biết ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thể hiện lòng tôn sư trọng đạo? ( 4 điểm)
_ Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. ( 0,5 đ )
_ Trọng đạo là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người. ( 0,5 đ )
_ Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là: tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo, hành động đền ơn, đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo. ( 1 đ )
*Ý Nghĩa.
Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó ,thân thiết với nhau hơn, con người sống có nhân nghĩa, thủy chung trước sau như một , đó là đạo lý của cha ông ta từ xa xưa. ( 1 d )
Tục ngữ , Ca Dao ( 1 đ )
Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Ca dao: Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Câu 3: Tự tin là gì? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? ( 3 điểm)
-Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. ( 1 đ)
Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. ( 1 đ)
Cần chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể, khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. ( 1 d )
Năm Học 2013 - 2014
MÔN : GDCD . LỚP 7.
Thời gian 45 phút
Câu Hỏi.
Câu 1: Em hiểu thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của phẩm chất giản dị ? ( 3 điểm ).
Câu 2: Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Cho biết ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thể hiện lòng tôn sư trọng đạo? ( 4 điểm)
Câu 3: Tự tin là gì? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? ( 3 điểm)
--------------------Hết-----------------
Thuận Hưng, ngày 28 tháng 11 năm 2013
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 1.
Năm Học 2013 - 2014
MÔN : GDCD . LỚP 7.
Thời gian 45 phút
Câu Hỏi.
Câu 1: Em hiểu thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của phẩm chất giản dị ? ( 3 điểm )
+ Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội. ( 1 đ )
+ Sống giản dị biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. ( 1 đ )
- Ý Nghĩa
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. ( 1đ )
Câu 2: Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Cho biết ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thể hiện lòng tôn sư trọng đạo? ( 4 điểm)
_ Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. ( 0,5 đ )
_ Trọng đạo là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người. ( 0,5 đ )
_ Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là: tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo, hành động đền ơn, đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo. ( 1 đ )
*Ý Nghĩa.
Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó ,thân thiết với nhau hơn, con người sống có nhân nghĩa, thủy chung trước sau như một , đó là đạo lý của cha ông ta từ xa xưa. ( 1 d )
Tục ngữ , Ca Dao ( 1 đ )
Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Ca dao: Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Câu 3: Tự tin là gì? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? ( 3 điểm)
-Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. ( 1 đ)
Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. ( 1 đ)
Cần chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể, khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. ( 1 d )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Bao Quoc
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)