Đề kiểm tra đánh giá năng lực HS

Chia sẻ bởi Trịnh Trung Hiếu | Ngày 11/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra đánh giá năng lực HS thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

A.QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA MỘT CHỦ ĐỀ

Bước 1:
Xác định chủ đề:
KIỂM TRA THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TIẾT 42 (NGỮ VĂN 7)

Bài 1: Sông núi nước Nam.
Bài 2: Phò giá về kinh.
Bài 3: Bánh trôi nước.
Bài 4: Bạn đến chơi nhà.
Bài 5: Qua Đèo Ngang.
Bước 2:
Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ:
1/ Kiến thức:
- Nắm vững giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản thơ trung trung đại Việt Nam.
- Cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ trung đại Việt Nam .
- Nhận biết mối quan hệ giữa tình và cảnh ; một vài đặc điểm thể loại của các bài thơ trữ tình trung đại.
2/ Kỹ năng:
- Học sinh biết cách đọc-hiểu thơ trung đại.
- Học sinh biết phát hiện, nhận biết các hình thức nghệ thuật đặc sắc và tác dụng, giá trị diễn đạt của các hình thức nghệ thuật ấy trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của các tác giả.
- Các em biết cách vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn.
3/ Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
-Trân trọng những tình cảm, giá trị cao đẹp, bền vững trong cuộc sống con người.
- Giáo dục tinh thần, trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước trong thời kì hiện nay.
Bước 3:

Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Thể loại văn bản.
- Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo…
- Ý nghĩa, nội dung.
- Giá trị nghệ thuật (chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ…).
- Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm (cuộc đời và sự nghiệp, hoàn cảnh sáng tác, thể loại…).
- Nhận biết được những hình ảnh/chi tiết tiêu biểu, nhớ được một số bài thơ trung đại Việt Nam đã học.
- Nhận diện về các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Nhớ được một số đặc điểm của thơ trung đại Việt Nam.
- Chỉ ra được sự ảnh hưởng, chi phối nổi bật của hoàn cảnh sáng tác đến tác phẩm (nếu có).
- Chỉ ra được giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của bài thơ.
- Chỉ ra được giá trị, tác dụng của các phép tu từ đã được sử dụng trong bài thơ.
- Chỉ ra được một số đặc điểm của thơ trung đại Việt Nam qua các văn bản.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời… để cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả trong mỗi bài thơ.
- Khái quát đặc điểm phong cách tác giả.
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh/chi tiết đặc sắc trong đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày được cảm nhận, ấn tượng của cá nhân về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Nhận xét, khái quát được một số đặc điểm và đóng góp của thơ trung đại Việt Nam.
- Trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về bài thơ.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại (nếu có).
- Vận dụng tri thức đọc-hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.
- Sáng tác thơ, vẽ tranh…



Bước 4:

Hệ thống câu hỏi, bài tập minh hoạ:
Bài 1: Sông núi nước Nam.

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

? Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể loại nào?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
?Âm hưởng chung của bài thơ là gì?
? Dòng nào trình bày chính xác nhất ý nghĩa của bài thơ?
? Vì sao bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?.
? Vì sao trong bài thơ tác giả không nói “Nam nhân cư” (Người nước Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (Vua Nam ở)?.
? Phân tích cái hay trong ý nghĩa của câu thơ “Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ”?.
? Chân lí chủ quyền đất nước Việt Nam đã được ghi ở “sách trời” có ý nghĩa gì?
? Cảm nhận về lòng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Trung Hiếu
Dung lượng: 633,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)