Đề kiểm tra cuối kỳ II_Vật lý lớp 6_1

Chia sẻ bởi Lê Trung Chánh | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra cuối kỳ II_Vật lý lớp 6_1 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ IỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: VẬT LÝ 6

Thời gian: 45 phút(không kể giao đề)


I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ KIỂM TRA:
* Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2 Môn Lý lớp 6, gồm các nội dung:
1. Kiến thức:Hệ thống kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế, sự chuyển thể của các chất
2. Kĩ năng: Rèn khả năng tư duy, hệ thống lại kiến thức đã học
3. Thái độ:Trung thực , nghiêm túc

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA : tự luận hoàn toàn

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Tên Chủ đề
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao


Chủ đề I: Sự nở vì nhiệt của các chất.
2 tiết

so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn và khí
Giải thích hiện tượng nóng chảy, đong đặc



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

1

1


2

40%

Chủ đề II:
Nhiệt kế-nhiệt giai.
1 tiết
Nêu được hoạt động và công dụng của nhiệt kế





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1




1

20%

Sự bay hơi và ngưng tụ. Sự sôi
2 tiết.
Nêu được sự bay hơi là gì?


Gỉai thích các hiện tượng tự nhiên



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1


1


2

40%

Tổng số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
2

40%
1

20%
2

40%
5
10đ
100%




IV- NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
A. Lý thuyết( 4đ)
Câu 1: (2đ) Nhiệt kế hoạt động dựa trên ứng dụng của hiện tượng nào?Công dụng của nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế ?
Câu 2: (2đ) Sự bay hơi là gì ? Lấy hai ví dụ .

II.Bài tập: (6đ)
Câu 3: (2đ). So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí?
Câu 4: (2đ). Tai sao vào lúc sáng sớm có những giọt sương đọng trên lá cây?
Câu 5:(2đ). Giải thích sự chuyển thể các chất của quá trình đúc tượng đồng?

V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Lý thuyết (4đ)
Câu 1: (2đ)
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Nhiệt kế thủy ngân: dùng ở phòng thí nghiệm
- Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ khí quyển
- Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể
Câu 2: (2đ). Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất.
Ví dụ: bốc hơi của hơi nước, bay hơi khi đun nước ...

II. Bài tập: (6đ)
Câu 3( 2đ)
* Gíông nhau: chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
* Khác nhau: Chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau. Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
Câu 4: (2đ). Hơi nước bay hơi vào ban đêm gặp nhiệt độ thấp hơn nên ngưng tụ lại thành giọt đong trên lá cây
Câu 5( 2đ ). Quá trình nóng chảy đồng từ thể rắn sang thể lỏng sau đó cho vào khuôn và đồng sẽ đông đặc lại từ thể lỏng sang thể rắn









* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trung Chánh
Dung lượng: 53,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)