ĐÊ KIỂM TRA CHAT LUONG CUOI NĂM

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương | Ngày 11/10/2018 | 86

Chia sẻ tài liệu: ĐÊ KIỂM TRA CHAT LUONG CUOI NĂM thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG CƯỜNG XÁ
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Môn : Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài : 80 phút


PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng sáng trong như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi…"
( Ngữ văn 6 - tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của tác giả nào?
b. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì?
c. Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy?

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2đ): Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Qua khổ thơ này em hiểu thêm gì về Bác Hồ kính yêu của chúng ta?
Câu 2 (5đ): Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy miêu tả lại con đường thân thuộc ấy.
------------------------ Hết ------------------------


















HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Môn : Ngữ Văn 6

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
- Đoạn văn trên trích văn bản “Cô Tô”: (0,5đ)
Tác giả: Nguyễn Tuân (0,5đ)
Phương thức biểu đạt: Miêu tả (0,5đ)
Học sinh nên trình bày được các ý cơ bản sau:
Dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế gợi cảm: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. (0,5đ)
Tính từ “vàng giòn” tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô theo cảm nhận của tác giả. (0,5đ)
Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.(0,5đ)
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 ( 2 điểm).
* Chép thuộc lòng đúng khổ thơ (0,5đ)
* Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: Có ý đúng GV cho điểm.
- Đây là khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Cụm từ “Đêm nay” được điệp lại hai lần ở đầu mỗi câu thành điệp cấu trúc câu nhằm khảng định sự việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bộ đội, dân công...đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, lẽ thường tình đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. (0,5đ)
- Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta : cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hi sinh , lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào, với dân tộc. Nó là lẽ thường tình đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với mỗi chúng ta. Anh đội viên đã cảm nhận được về Bác : Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. (0,5đ)
- Đoạn thơ được xem như một lời bình luận trữ tình . Tác giả chỉ gợi mở về cái lẽ thường tình, tạo nên liên tưởng, làm xúc động tâm hồn người đọc về tình nhân ái, về đạo đức, về nhân cách cao đẹp của Người.(0,5đ)

Câu 2 : (5đ)
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Ngôn ngữ trong sáng, nội dung cụ thể rõ ràng.
- Kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm + tự sự (không yêu cầu cao).
* Yêu cầu về nội dung : HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:
1. Mở bài: Giới thiệu con đường đến trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương
Dung lượng: 30,05KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)