De kiem tra 45 phut van
Chia sẻ bởi Trần Thị Hương Lan |
Ngày 11/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: de kiem tra 45 phut van thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian: 45 phút)
I.Trắc Nghiệm:( 2đ) - khoanh vào chữ cái trước đáp án em cho là đúng:
Câu 1: Ca dao không có những đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây:
A Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
B.Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất .
C.Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát 6-8.
D.Thường hay lặp lại các hình ảnh kết cấu ngôn ngữ.
Câu 2: Bài ca dao về xứ Huế có nội dung chính là :
Đường vào Huế vòng vèo khó đi.
Đường vào Huế phải vượt qua non nước rất vất vả.
Xứ Huế đẹp như tranh , ai yêu Huế xin mời vào Huế.
Xứ Huế ai muốn đến cũng được.
Câu 3 : : Bài ca dao số 3 “Thân em như trái bần trôi…”nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.Đó là thân phận như thế nào?
Chịu nhiều khó khăn,đau khổ.
Không có quyền tự mình quyết định cuộc đời.
Bị xã hội phong kiến khinh rẻ.
D.Cả 3 đáp án trên.
Câu 4 : Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao: “ Đứng bên ni đồng ...” là vẻ đẹp :
A.Rực rỡ và quyến rũ.
B.Trong sáng và hồn nhiên.
C.Trẻ trung và đầy sức sống.
D.Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
Câu 5 : Bài ca dao “ những câu hát than thân” có nội dung:
A.Thể hiện cuộc đời lận đận,vất vả của người lao động.
B.Thể hiện khả năng đi đây đi đó của người nông dân.
C.Tố cáo chế độ phong kiến đã gây cho nhân dân nhiều vất vả ,long đong.
D.Thể hiện cuộc đời lần đận của người nông dân và tố cáo chế độ phong kiến.
Câu 6 : Bài thơ “ Phò giá về kinh” được viết vào thời gian nào :
A.Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông – Nguyên.
B.Trước khi đi đón Thái Thượng Hoàng và nhà vua về Thăng Long.
C.Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử.
D.Sau chiến thắng Chương Dương - Hàm Tử và giải phóng Thăng long
Câu 7 : Dòng nào thể hiện rõ nhất điểm giống nhau của 2 văn bản:
“ Sông núi nước Nam” và “ Phò giá về kinh” :
A.Thơ 4 câu , viết bằng chữ Hán, thể hiện chủ quyền lãnh thổ, niềm tự hào dân tộc và ý chí độc lập tự cường.
B.Là bài thơ có giọng điệu thiên về biểu ý
C.Là bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền của nhân dân Đại Việt.
D.Thể hiện niềm tự hào, khí thể chiến thắng và khát vọng xây dựng đất nước
Câu 8 : Văn bản “ Sông núi nước Nam” có thể xếp vào loại văn bản nào:
A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm. D. Miêu tả
II.Tự luận:( 8 đ)
Câu 1: ( 3đ)-So sánh sự giống và khác nhau của cụm từ “ ta với ta” ở 2 bài thơ : “Qua đèo ngang” và “Bạn đến chơi nhà”?
Câu 2:( 5đ)Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” và nêu cảm nhận của em về tác giả Hồ Xuân Hương?
ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 7.
(Thời gian: 15 phút).
Cho câu ca dao sau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao)
1,Tìm từ đồng nghĩa với từ đùm bọc? Vì sao?
(đồng nghĩa với ùm bọc” là che chở- vì 2 từ này có nghĩa như nhau.
2. Từ lành- rách có phải là cặp từ đồng nghĩa không? Vì sao?
( Từ lành-rách kh«ng phải là từ đồng nghĩa - vì nghĩa của 2 từ này không giống nhau.
********************************************************
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hương Lan
Dung lượng: 30,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)