De kiem tra

Chia sẻ bởi bùi bá vĩnh | Ngày 15/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: de kiem tra thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:



MỤC LỤC
1.TÓM TẮT
2.GIỚI THIỆU
*. Thực trạng
*. Giải pháp thay thế
*. Vấn đề nghiên cứu
*. Giả thuyết nghiên cứu
3.PHƯƠNG PHÁP
3.1 Khách thể nghiên cứu
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.3 Quy trình nghiên cứu
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
4.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
5.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.TÀI LIỆU THAM KHẢO
* PHỤ LỤC
Trang 4
Trang 6
Trang 6
Trang 6
Trang 6
Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 13
Trang15
Trang 16
Trang 17













I. NGHIÊN CƯU TỔNG QUAN
1. LÝ DO CHỌN DỰ ÁN
Nuôi và chế biến giun đất đã tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm, các loài thủy sản. Sản phẩm phụ của việc nuôi giun là phân giun, 1 lo phân cao cấp, cải tạo đất làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra giun có khả năng xử lý các chất thải hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường.
Từ lâu các nhà nghiên cứu đã chứng minh giun đất có cellulaz và kitinaz có thể phân giải chất xơ và kitin – có nhiều trong chất thải hữu cơ. Mặt khác các nhà nghiên cứu đã thu thập, nghiên cứu nhiều loài giun đất và nhận thấy có một số loài giun phát triển nhanh, sinh trưởng mạnh, nhất là thích ứng rất dễ dàng trong điều kiện nuôi nhân tạo như loài Perionyx excavatus (giun quế) thích nghi ở nhiệt độ 20 – 27oC. thức ăn thích hợp nhất cho loài giun này là phân của các loài động vật ăn cỏ và chất độn chuồng. Hòa Hội là vùng nông thôn có điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi giun để tăng thu nhập gia đình. Xuất phát từ ý tưởng đó, chúng em học sinh trường THCS Hòa Hội chọn dự án “mô hình nuôi giun đất bằng chất thải động vật và chất độn chuồng làm thức ăn cho vật nuôi”
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Giun đất là một trong những loài động vật không xương sống, cổ xưa nhất trên trái đất. Ở Mỹ, đã phát hiện hóa thạch giun 550 triệu năm. Giun đất (tên khoa học là Lumbricus terrestris) sống trong lòng đất, ở độ sâu tối đa 2 m. Cơ thể chúng dài từ 9 - 30 cm, bao gồm nhiều ngăn nhỏ có tên là Annuli. Các Annuli này có cấu trúc nhấp nhô, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ giúp cho giun bám chặt vào đất, nhờ đó giun mới di chuyển được. Khoảng 1/3 chiều dài cơ thể giun là một dải mềm có tên gọi là Clitellum, chịu trách nhiệm tiết chất nhờn dính, trong suốt, bao phủ lấy thân giun.
Từ rất lâu người ta đã nghiên cứu giun đất và vai trò của nó trong tự nhiên như Aristote, Darwin … nhưng nhiều nghiên cứu liên quan đến giun tập trung nhất vào những năm thuộc thế kỷ 20.


Giun đất có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với khoảng 4.500 loài, trong đó ở Việt Nam có trên 110 loài. Chúng là nhóm ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, Đây là loài động vật mắn đẻ, xuất hiện nhiều ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rải trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ
Trong cơ thể giun , nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất thô khoảng 15 – 20 %. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70 %, Lipid: 7 – 8 %, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12 %. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Nhằm hoàn thiện quy trình nuôi giun phù hợp điều kiện nuôi tại các nông hộ ở gia đình.
Xây dựng mô hình nuôi giun . Thử nghiệm các loại chất thải trong nông nghiệp làm thức ăn cho giun. Hiệu quả kinh tế khi dùng giun làm thức ăn bổ sung nuôi gà thả vườn và sử dụng phân giun làm phân bón cho cây trồng.
Nghiên cứu sử dụng giống giun được nuôi.
Các chất thải trong chăn nuôi bước đầu được sử dụng làm thức ăn cho giun gồm :
Phân gà, phân lợn, phân bò và các chất độn chuồng như: vỏ trấu, xơ dưa, rơm, rạ
Hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng giun làm thức ăn bổ sung để nuôi gà thả vườn: vì sử dụng giun tươi không qua chế biến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: bùi bá vĩnh
Dung lượng: 37,93MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)