Đề kiểm tra
Chia sẻ bởi Trường Thcs Nhuận Phú Tân |
Ngày 11/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
TÊN CHỦ ĐỀ: CA DAO VIỆT NAM (LỚP 7)
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, những câu hát than thân, châm biếm: đời sống sinh hoạt và tình cảm của người lao động, nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát, cách xưng hô phiếm chỉ.
- Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản của ca dao, dân ca, phân biệt sự khác nhau giữa ca dao với sáng tác thơ bằng thể lục bát.
- Kết hợp chương trình địa phương: học các bài ca dao của địa phương.
b. Kĩ năng:
- Biết đọc- hiếu bài ca dao theo đặc trưng thể loại; đọc thuộc lòng những bài ca dao thuộc chủ đề đã học.
- Phát hiện, phân tích, cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao thuộc chủ đề đã học.
c. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người; giáo dục ý thức trách nhiệm đối với gia đình; có ỷ thức cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh; tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, cái bất công trong xã hội.
- Có thái độ trân trọng, biết giữ gìn và phát huy ca dao, dân ca nói riêng, văn học dân gian nói chung.
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
-Đặc điểm thể loại
- Ý nghĩa nội dung
-Giá trị nghệ thuật
- Nhớ khái niệm ca dao, dân ca. Phạm vi văn học.
- Nhận biết được đặc điểm chung của ca dao (Đặc điểm hình thức, cách thức thể hiện, chủ đề, chủ thể trữ tình, hoàn cảnh sáng tác)
- Nhận diện được các bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người, ca dao than thân, ca dao châm biếm.
- Thuộc các bài ca dao đã học và biết được nội dung, ý nghĩa của các bài ca dao đó.
- Nhận diện được các hình thức nghệ thuật trong ca dao: thể thơ lục bát (hoặc lục bát biến thể), đối đáp, cách xưng hô phiếm chỉ, các thủ pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, đảo ngữ, điệp ngữ,..)
- Phân tích, cảm nhận được nội dung ý nghĩa của các bài ca dao đã học.
- Hiểu và phân biệt được một số đặc điểm của thể thơ lục bát và lục bát biến thể qua các văn bản.
- Hiểu được ảnh hưởng của ca dao, dân ca đối với đời sống con người.
- Hiểu những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của dân tộc; tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước.
- Hiểu và thông cảm cho nỗi cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ.
- Hiểu những hiện tượng đáng phê phán trong xã hội; thái độ với những thói hư, tật xấu.
- Vận dụng để viết đoạn văn theo chủ đề về tình cảm gia đình luôn là tình sâu nặng, thiêng liêng.
- Sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề
- So sánh cách diễn đạt của một số bài ca dao cùng chủ đề.
- Kết hợp với chương trình địa phương: học các bài ca dao địa phương
- Vận dụng thông hiểu để tạo lập đoạn văn phân tích, cảm nhận những nét đặc sắc về nghệ thuật trong ca dao.
- Phân biệt ca dao với các sáng tác bằng thơ, bằng thể lục bát.
- Vận dụng hiểu biết về ca dao để phân tích lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản ca dao khác.
- Trình bày được những suy nghĩ, kiến giải riêng về giá trị nội dung của văn bản, từ đó tạo lập được một văn bản cảm nhận, suy nghĩ về ca dao.
- Tự đọc – hiểu, khám phá những bài ca dao mới cùng chủ đề.
- Vận dung tri thức đọc – hiểu văn bản ca dao để kiến tạo những giá trị sống của bản thân góp phần giải quyết một vấn đề trong đời sống thực tiễn.
- Vận dụng những đặc điểm nghệ thuật trong ca dao để sáng tác thể thơ lục bát.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Ca dao là gì?
Hướng dẫn chấm:
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường Thcs Nhuận Phú Tân
Dung lượng: 208,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)