Đề khảo sát Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Ninh Thị Loan | Ngày 11/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát Ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD - ĐT CẨM GIÀNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015- 2016
MÔM: NGỮ VĂN 7.
Thời gian 90 phút

1. Ma trận: (Tự luận)
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu.
Vận dụng thấp
Vận dụngcao
Cộng.

Chủ đề
Nhớ được tác giả, tác phẩm, nội dung 1 khổ thơ (Câu 1)
Hiểu cách dùng từ, trình bày được ý nghĩa của từ. (Câu 2)




Số câu
Số điểm
1
1,0
1
1,0


2
2,0

Tiếng Việt
- Từ loại
- Phép tu từ.

Nhận biết về phép tu từ, từ loại, ý nghĩa của từ loại (Câu 3)

Biết vận dụng từ tạo thành ngữ, dùng thành ngữ trong giao tiếp
(Câu 4)



Số câu
Số điểm

1
2,0


1
1,0

2
3,0

Tập làm văn
Biểu cảm về đối tượng



Từ văn bản , từ trải nghiệm cuộ sống viết được bài biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sông..


Số câu
Số điểm




1
5,0
1
50


Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

2
3,0
30

1
1,0
10

1
1,0
10

1
5,0
50

5
10
100


2. Đề bài
Cho đoạn trích:
Trên đường hành quân xa 
Dừng chân bên xóm nhỏ 
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ
[…]
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc 
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi cũng vì bà 
Vì tiếng gà cục tác 
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Câu 1 (1,0 điểm):
Nêu tên tác giả, tác phẩm của đoạn trích? Nêu nội dung của khô thơ cuối?
Câu 2 (1,0 điểm):
Nêu nhận xét về nghĩa của từ “nghe” trong các câu thơ :
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ
Câu 3 (2,0 điểm):
a. Trong phần trích trên có sử dụng phép tu từ nào? Hãy nêu rõ dấu hiệu hiệu của phép tu từ đó?
b. Từ “vì” thuộc từ loại nào? Được dùng với ý nghĩa gì?
Câu 4 (1,0 điểm):
Cho các từ: gà, trứng, hãy tìm hai thành ngữ cho mỗi từ và cho biết trong cuộc sống khi nào ta dùng các thành ngữ?
Câu 5 (5,0 điểm):
Từ cách lập ý trong bài thơ ‘Tiếng gà trưa”, từ tình bà cháu trong gia đình, hãy viết bài văn biểu cảm về người bà yêu kính của em.
3. Hướng dẫn chấm
Câu 1 (1,0 điểm):
- Yêu cầu: Nêu đúng: Tên tác giả (0,25 điểm); Tên tác phẩm (0,25 điểm); Nêu được nội dung khổ thơ, trình bày rõ ràng dưới dạng 1 câu văn (0,5 điểm).
Gợi ý: Tác giả Xuân Quỳnh (ghi tên đầy đủ cũng được); Tác phẩm: Tiếng gà trưa; Nội dung khổ thơ cuối: Trong khổ thơ, tác giả đã dùng điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ..
+ Mức tối đa 1,0 điểm): Nêu đúng các ý
+ Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75 điểm: Chưa đạt mức tối đa.
+ Mức chưa đạt 0 điểm: làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài.
Câu 2 (1,0 điểm):
- Yêu cầu: Cách dùng từ nghe (0,25 điểm); tác dụng của từ trong đoạn thơ (0,75 điểm)
- Nội dung cần đạt: Từ nghe được dùng theo nghĩa chuyển (ẩn dụ); Dùng như một điệp từ: Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninh Thị Loan
Dung lượng: 81,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)