đề khảo sát học sinh giỏi môn sinh 9

Chia sẻ bởi Ngoc Thang | Ngày 15/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: đề khảo sát học sinh giỏi môn sinh 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (3,0 điểm):
Chọn và ghi phương án đúng vào giấy thi .
1. Nhóm SV nào sau đây có cặp NST XX ở giới đực và XY ở giới cái ?
a. Ruồi giấm, gà, người b. Động vật có vú c. Người , tinh tinh d. Lớp chim, ếch, bò sát
2. Phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là: 3 : 3 : 1 : 1
a. AaBb x aaBb. b.AaBb x AaBB. c. AaBB x Aabb d . Cả 3 phép nêu trên
3. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là :
a. Biến đổi hình dạng b.Tự nhân đôi c. Trao đổi chất d. Co duỗi trong phân bào
4. Cơ thể 3n được tạo thành do dạng biến dị nào sau đây :
a. Đột biến dị bội thể b. Đột biến gen c. Đột biến đa bội thể d. Thường biến
5. Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào? a. Lặp đoạn b. Mất đoạn c . Đảo đoạn
6. Ở lúa, gen T quy định thân cao, gen t quy định thân thấp, gen V quy định hạt tròn, gen v quy định hạt dài. Các gen này phân li độc lập. Đem lai lúa thân cao, hạt dài với lúa thân thấp, hạt tròn. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt tròn. Chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên:
a. TTvv x ttVV b. Ttvv x ttVV c. TTVV x ttvv d. TTVv x ttVv
7. Ruồi giấm có 2n = 8 , số nhóm gen liên kết bằng: a. 4 b. 2 c. 8 d. 16
8. Cơ thể 4n được tạo thành do dạng biến dị nào sau đây?
a. Đột biến dị bội thể. b. Đột biến đa bội thể. c. Đột biến gen. d. Thường biến.
9. Trong giảm phân các NST kép tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo nhau vào kì nào:
a. Kì đầu 2 b. Kì giữa 2 c. Kì đầu 1 d. Kì giữa 1
10. Nguyên phân khác giảm phân ở điểm nào?
a. Một lần phân chia NST và tạo thoi vô sắc. b. Tách tâm động ở kỳ giữa
c. Hai lần phân chia NST và tạo thoi vô sắc. d. Tách cặp NST đồng dạng ở kỳ giữa.
11. Yếu tố coi trọng hơn trong trồng trọt?
a. Giống. b. kĩ thuật trồng trọt. c. thời tiết. d. a và b
12. Dạng đột biến nào sau đây không thuộc thể dị bội?
a. Dạng 3n; b. Dạng 2n + 1; c. Dạng 2n – 1; d. dạng 3n + 1
II. PHẦN TỰ LUẬN (17,0 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm):
1. Nêu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập? Phân biệt kết quả của thí nghiệm lai một cặp và lai hai cặp tính trạng của Men đen?
2. Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).
Câu 2 (2,0 điểm):
Những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình tổng hợp ADN và ARN?
Câu 3 (1,0 điểm):.
1.Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN
2. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Những nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?
2. Có ý kiến cho rằng bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh của nam giới vì bệnh
chỉ xuất hiện ở người nam. Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngoc Thang
Dung lượng: 150,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)