Đề khảo sát giữa kì II môn Văn
Chia sẻ bởi Bùi Hà Thanh |
Ngày 11/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát giữa kì II môn Văn thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT 4
Năm học: 2015 - 2016
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1(3đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)
b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?
(1 điểm)
c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích ? (0.5 điểm)
d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau ? (0.75 điểm)
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
Câu 2(2đ)
So sánh 2 câu tục ngữ sau:
Không thầy đố mày làm nên.
Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 3(5đ)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL ĐỢT 4
Ngữ văn 7 – Năm học: 2015 – 2016
Câu 1: (3.0 điểm)
a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.25 điểm)
- Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.25 điểm)
- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.25 điểm)
b.
- Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng ( 0.25 điểm)
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ ( 0.25 điểm)
c.
- Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... ( 0.5 điểm)
d.
- Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng câu (0.5 điểm)
- Phân tích: ( 0.25 điểm)
Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ(bổ ngữ)
Câu 2(2đ)
- Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0, 5đ)
Vì: - Câu thứ nhất: đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0, 5đ)
- Câu thứ hai : Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0, 5đ)
- Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang.(0,5đ)
Câu 3: (5.0 điểm)
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
Năm học: 2015 - 2016
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1(3đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)
b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?
(1 điểm)
c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích ? (0.5 điểm)
d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau ? (0.75 điểm)
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
Câu 2(2đ)
So sánh 2 câu tục ngữ sau:
Không thầy đố mày làm nên.
Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 3(5đ)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL ĐỢT 4
Ngữ văn 7 – Năm học: 2015 – 2016
Câu 1: (3.0 điểm)
a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.25 điểm)
- Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.25 điểm)
- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.25 điểm)
b.
- Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng ( 0.25 điểm)
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ ( 0.25 điểm)
c.
- Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... ( 0.5 điểm)
d.
- Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng câu (0.5 điểm)
- Phân tích: ( 0.25 điểm)
Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ(bổ ngữ)
Câu 2(2đ)
- Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0, 5đ)
Vì: - Câu thứ nhất: đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0, 5đ)
- Câu thứ hai : Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0, 5đ)
- Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang.(0,5đ)
Câu 3: (5.0 điểm)
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Hà Thanh
Dung lượng: 17,86KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)