ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NGỮ VĂN 8

Chia sẻ bởi Đặng Thị Minh Thư | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NGỮ VĂN 8 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:





KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Môn: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: (1,0 điểm)

Tìm câu rút gọn trong những câu dưới đây và khôi phục những thành phần câu được rút gọn:

- Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

Câu 2: (1,0 điểm)

Việc chuyển đổi qua lại giữa câu chủ động và câu bị động ở mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì? Chuyển hai câu chủ động sau đây thành câu bị động:

- Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

- Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Câu 3: (2,0 điểm)

Trong bài Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trích dẫn trên.

Câu 4: (1,0 điểm)

Em hãy giới thiệu vắn tắt về hai nhân vật chính trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của tác giả Nguyễn Ái Quốc.

Câu 5: (5,0 điểm)

Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Em hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí đó.

------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU 1: Khôi phục những thành phần câu được rút gọn:
 "Rồi ba bốn người, sáu bảy người đuổi theo nó". (0,5 điểm).
 "Khi nói hoặc viết, người ta (chúng ta) có thể lược bỏ một số thành phần của câu,
tạo thành câu rút gọn". (0,5 điểm).
CÂU 2: Nêu mục đích chuyển đổi qua lại giữa câu chủ động và câu bị động. Chuyển hai câu chủ động thành câu bị động:
 Mục đích chuyển đổi: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn. (0,5 điểm).
 Chuyển thành câu bị động: (0,5 điểm)
- "Ngôi chùa ấy đã được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII".
- "Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp".
CÂU 3: Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trích dẫn.
 "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng": Văn chương phản ánh sự sống. (1,0 điểm).
 "Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống": Văn chương dự báo sự sống tốt đẹp trong tương lai. (1,0 điểm).
CÂU 4: Giới thiệu vắn tắt về hai nhân vật chính trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu:
 Va-ren: Toàn quyền cai trị Đông Dương, đại diện cho thực dân Pháp. (0,5 điểm).
 Phan Bội Châu: lãnh tụ cách mạng Việt Nam, tiêu biểu cho khí phách dân tộc. (0,5
điểm).
LƯU Ý: Từ câu 1 đến câu 4:
 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là chính xác, đầy đủ ý.
 Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng.
CÂU 5:
I. YÊU CẦU CHUNG:
 Biết cách làm bài văn lập luận chứng minh.
 Vận dụng dẫn chứng và lí lẽ chính xác, đầy đủ để làm sáng tỏ nội dung đề bài.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 nội dung cơ bản dưới đây:
1. Mở bài: Nêu vấn đề: nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2. Thân bài:
2.1. Nêu những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
 Những lễ hội của cả nước, của các địa phương nhằm tưởng nhớ tổ tiên, anh hùng dân tộc;
 Các ngày kỉ niệm: Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày nhà giáo, Ngày thầy thuốc...;
 Các ngày cúng giỗ của các gia đình…
2.2. Phân tích ý nghĩa cụ thể của những biểu hiện nêu trên: (Phần này nên lồng ghép
với mục 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Minh Thư
Dung lượng: 102,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)