Đề khảo sát chọn HSG
Chia sẻ bởi Lê Văn Thêm |
Ngày 17/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chọn HSG thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT QUẾ SƠN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHÚ
KỲ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP TRƯỜNG
LẦN 2 - NĂM HỌC: 2011-2012
Môn: Hóa học - Lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (3đ)
Cho các hóa chất sau: H2O, HCl, H2SO4 (loãng), KMnO4, KClO3, CaCO3, Cu, Fe, Ag, Al.
a/ Những chất nào có thể điều chế được khí Hiđro? Viết phương trình phản ứng.
b/ Những chất nào có thể điều chế được khí oxi? Viết phương trình phản ứng.
Bài 2: (4đ)
A là một oxit của Nitơ có khối lượng phân tử là 46 gam và tỷ lệ số nguyên tử N và O là 1: 2; B là một oxit khác của nitơ, ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lít khí của B nặng bằng 1 lít khí cacbonic. Tìm công thức phân tử của A, B.
Bài 3: (4đ)
Cho biết trong hợp chất của nguyên tố R (hóa trị x) với nhóm sunfat (SO4) có 20% khối lượng thuộc nguyên tố R.
a/ Thiết lập biểu thức tính nguyên tử khối của R theo hóa trị x.
b/ Hãy tính % khối lượng của nguyên tố R đó trong hợp chất của R với nguyên tố oxi (không xác định nguyên tố R).
Bài 4: (5đ)
Trộn 5,6 lít CO ở đktc với 3,36 lít khí B (gồm các nguyên tố C, H) ở đktc thu được hỗn hợp khí X nặng 11,5 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X người ta thu được 24,2 gam khí CO2.
a/ Tính khối lượng mol phân tử của B.
b/ Tìm công thức phân tử của B.
Bài 5: (4đ)
Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm kim loại M và M2O3 được nung ở nhiệt độ cao rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua để phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại và 6,72 lít khí CO2 (ở đktc).
a/ Xác định kim loại M, oxit M2O3 và gọi tên.
b/ Tìm m.
Biết tỉ lệ số mol của M và M2O3 trong hỗn hợp bằng 1:1.
Học sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
PHÒNG GD ĐT QUẾ SƠN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHÚ
KỲ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP TRƯỜNG
LẦN 2 - NĂM HỌC: 2011-2012
Môn: Hóa học - Lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (3 điểm)
*Những chất có thể điều chế được khí H2 là: H2O, HCl, H2SO4 (loãng), Fe, Al.
PTHH:
2H2O Đp 2H2 + O2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 +3H2
*Những chất có thể điều chế được khí O2 là: H2O, KMnO4, KClO3 .
PTHH:
H2O Đp 2H2 + O2
2KMnO4 t KMnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 t 2KCl + 3O2
Bài 2: (4 điểm) * Gọi công thức của A là NxOy
Theo điều kiện bài toán ta có các phương trình:
14x + 16y = 46
y = 2x
- Giải hệ phương trình ta có : x = 1 , y = 2
- Vậy công thức của A là : NO2
* Gọi công thức của B là : NnOm
- Vì 1 lít khí B nặng bằng 1 lít CO2, tức là KLPT của B phải bằng KLPT của CO2 = 44 . Do đó ta có phương trình:
14n + 16m = 44
Vậy m = 1 thì n = 2 công thức của B là : N2O (phù hợp)
m = 2 thì n = 0,86 ( loại )
Bài 3: (4đ) Xét hợp chất: R2(SO4)x :
Ta có: R = 12x (1)
Xét hợp chất R2Ox:
Ta có: %R = (2)
Thay (1) vào (2) ta có: %R =
Bài 4: (5 điểm) CTPT Khí B : CxHy ( x,y N*)
Số mol CO : n = = 0,25 (mol)
Số mol CxHy : n = + 0,15 (mol)
Theo bài toán: 0,25 . 28 + 0,15 .MB = 11,5 MB = 30
Mặt khác: 12x + y = 30
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Thêm
Dung lượng: 55,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)