ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I (HAY)

Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I (HAY) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn: Ngữ Văn - Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (3 điểm):
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
a. Hai câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả?
b. Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
c. Xác định các quan hệ từ được sử dụng trong hai câu thơ trên và chỉ ra cái hay của việc sử dụng quan hệ từ trong việc biểu đạt nội dung.
Câu 2 (2 điểm)
Vì sao khi dắt em gái ra khỏi trường học sau cảnh chia tay cô giáo và các bạn, Thành có tâm trạng: “….kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)? Chi tiết này thể hiện ngòi bút tinh tế của Khánh Hoài ở chỗ nào?
Câu 3 (5 điểm):
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
(Nguyễn Duy)
Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về người mẹ kính yêu của em.












HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1 (3 điểm):
a. Câu thơ trên trích từ bài thơ Bánh trôi nước (0.25 đ). Tác giả: Hồ Xuân Hương (0.25 đ)
b. Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm và hình ảnh thơ đa nghĩa: bánh trôi nước (0.5 đ)
- Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam và cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ trong xã hội phong kiến (0.5 đ)
c. Xác định đúng cặp quan hệ từ: mặc dầu – mà (0.5 đ)
- Ý nghĩa: Cặp quan hệ từ mang ý đối lập, khẳng định vượt lên những trớ trêu của hoàn cảnh và số phận, người phụ nữ vẫn giữ cho mình “tấm lòng son” – phẩm chất trong sáng, chung thủy. Ẩn phía sau lời thơ là thái độ tự hào và lời ngợi ca về người phụ nữ (1 điểm)
Câu 2 (2 điểm):
HS viết thành bài văn hoặc đoạn văn ngắn, đáp ứng các ý cơ bản:
- Nêu được vị trí đoạn văn: Hai anh em Thành và Thủy trở thành nạn nhân của bi kịch gia đình. Cha mẹ ly hôn, Thủy phải trở về quê bươn chải kiếm sống, không còn được đi học. Thành đưa em đến trường chia tay mái trường, cô giáo và các bạn trong nỗi đau khổ tột cùng. Vậy mà, khi dắt em ra khỏi trường, Thành kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật (0.25 đ).
- Giải thích: + Thành ngạc nhiên vì trong lòng hai em đang nổi giông bão trước cảnh chia ly, tan tác, tổ ấm mãi mãi chẳng còn, khi tâm hồn non nớt của Thủy sớm bị tổn thương vậy mà cuộc sống con người và cảnh sắc thiên nhiên vẫn không có gì thay đổi. Không ai hiểu, không ai hay biết những nỗi đau của các em (1 đ).
+ Có sự đối lập gay gắt giữa tâm trạng con người và cảnh vật (0.25 đ)
- Từ đó, đoạn văn là lời nhắc nhở mỗi người cần biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh ta; hãy để trẻ em được sống trong tình thương và hạnh phúc trọn vẹn (0.5 đ)
Câu 3 (5 điểm):
Bài viết cần có đủ bố cục 3 phần; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cảm xúc, đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau về nội dung:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ và những tình cảm của em dành cho mẹ.
b. Thân bài: Biểu cảm chi tiết (kết hợp hài hòa với miêu tả và tự sự):
- Những nét ấn tượng về vẻ bề ngoài của mẹ (dáng người, khuôn mặt,, đôi mắt, đôi tay …).
- Cảm nhận chung về cuộc sống và công việc hàng ngày của mẹ
- Những tình cảm riêng của mẹ đối với em
- Lời tự nhủ của bản thân
c. Kết bài: Cảm nghĩ khái quát về mẹ
Biểu điểm:
4 -> 5 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, cảm xúc, sáng tạo, có thể mắc 1-2 lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
3 -> 4 điểm: Đáp ứng tương đối đầy đủ nội dung nhưng cảm xúc chưa thật phong phú, mắc 3-4 lỗi diễn đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)