Đề khảo sát chất lượng

Chia sẻ bởi Mai Thị Hoa | Ngày 12/10/2018 | 88

Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng thuộc Số học 6

Nội dung tài liệu:

Soạn : 7– 9 CHƯƠNG I : ĐOẠN THẲNG
Tiết : 01 ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG
Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức : Học sinh nắm được hình ảnh về điểm , đường thẳng. Hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng và điểm không thuộc đường thẳng.
2/ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ điểm , đường thẳng, cách đặt tên đường thẳng, biết sử dụng ký hiệu thuộc, không thuộc.
3/ Thái độ : Giáo dục học sinh tính thực tế.
B. Chuẩn bị :
1/ Giáo viên :Bảng phụ vẽ điểm, đường thẳng.
2/ Học sinh :Dụng cụ vẽ hình.
C Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ :/
II. Dạy học bài mới : ( 30 phút )

Hoạt động của giáo viên - học sinh
 Ghi bảng

1.Hoạt động 1: ( 10 phút )
-Một dấu chấm nhỏ trên giấy, trên mặt bảng được gọi là gì?
-Người ta đặt tên cho điểm như thế nào?
-Thế nào là 3 điểm phân biệt? Hãy cho ví dụ .
-Thế nào là hai điểm trùng nhau? Cho ví dụ.
2.Hoạt động 2: ( 5 phút )
-Hình ảnh nào minh hoạ cho ta đường thẳng? Ta đặt tên cho đường thẳng như thế nào? Cho ví dụ.
3.Hoạt động 3: ( 15 phút )
- Khi nào thì điểm A được gọi là điểm thuộc đường thẳng d.
Ký hiệu : Điểm A thuộc đường thẳng d như thế nào?
- Khi nào thì điểm B được gọi là điểm không thuộc đường thẳng d.
Ký hiệu : Điểm B không thuộc đường thẳng d như thế nào?

1.Điểm:
- Điểm là một dấu chấm nhỏ.
- Dùng chữ cái in hoa để đặt tên điểm.
Ví dụ : . A .C
.B ( 3 điểm phân biệt )
A . B ( 2 điểm trùng nhau )
- Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm.
2.Đường thẳng:

________________________
-Dùng chữ cái in thường Đường thẳng a
để đặt tên cho đường thẳng.
3.Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng:


- Điểm A thuộc đường thẳng d.
Ký hiệu : A∈ d .
- Điểm B không thuộc đường thẳng d.
Ký hiệu : Bd .


 III. Củng cố, luyện tập : ( 10 phút )
-Hình ảnh nào minh họa cho ta điểm, đường thẳng.
-Làm bài tập 1,2 trang 104 .
IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 5 phút )
-Hiểu rõ hình ảnh của điểm, đường thẳng.
-Làm các bài tập 4,5,6 trang 104.
Chuẩn bị : Cho 3 điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d. Khi đó 3 điểm A, B, C được gọi là 3 điểm như thế nào?
Soạn : 14 – 9
Tiết : 02 BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
A.Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức : Học sinh hiểu và nắm vững thế nào là ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm còn lại, nắm vững tính chất trong 3 điểm thẳng hàng chỉ có duy hnất 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
2/ Kỹ năng :Rèn kỹnăngvẽ3điểm thẳng hàng,sử dụng đúng thuật ngữ nằm cùng phía,khác phía.
3/ Thái độ : Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị :
1/ Giáo viên : Dụng cụ vẽ đường thẳng.
2/ Học sinh : Dụng cụ vẽ đường thẳng.
C.Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
Sửa bài tập 6/105.
Đáp án : Các điểm thuộc đường thẳng m: A ; M ; N.
Các điểm không thuộc đường thẳng m: B ; P ; Q.
II. Dạy học bài mới : ( 27 phút )
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Ghi bảng

1.Hoạt động 1:
-Hãy vẽ ba điểm D,E,F cùng thuộc đường thẳng a.Khi đó ta nói ba điểm A;B;C như thế nào?
-Trong ba điểm A;B;C nếu chỉ có một điểm không thuộc đường thẳng a thì ba điểm này có còn thẳng hàng không?
2. Hoạt động 2: ( 15 phút )
Cho ba điểm A;B;C thẳng hàng ( hs lên bảng vẽ hình minh họa).
-Hai điểm B và C nằm phía nào đối với điểm A? Hai điểm A vàB nằm như thế nào đối với điểm C ? Điểm C nằm như thế nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Hoa
Dung lượng: 51,56KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)