De khao sat chat luong
Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Dũng |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: de khao sat chat luong thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Đề kiểm tra chất lượng.
Môn : Ngữ văn 7.
(Thời gian :45 phút)
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm ).
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với tác phẩm trữ tình?
A.Những văn bản biểu hiện tình cảm , cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
B.Bao gồm ca dao trữ tình, thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình.
C.Ngôn ngữ cô đọng , giàu hình ảnh và gợi cảm.
D.Có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Câu 2 :Bài nào sau đây không phải là thơ Đường ?
A.Tĩnh dạ tứ.
B.Hồi hương ngẫu thư.
C.Tụng giá hoàn kinh sư.
D.Vọng Lư sơn bộc bố.
Câu 3:Chữ “hữu” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “bạn” ?
A. Tả hữu B.Thân hữu. C.Chiến hữu. D. Bằng hữu
Câu 4:Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào?
“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?”
A.Dùng từ đồng âm.
B.Dùng cặp từ trái nghĩa.
C.Dùng cách điệp âm.
D.Cả A và B.
Phần II : Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1: (2điểm) So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Câu 2 :(6 điểm) Viêt một đoạn văn biểu cảm (khoảng 25 dòng) với chủ đề “Quê em đẹp lắm” , trong đó có sử dụng ít nhất hai thành ngữ,gạch chân dưới các thành ngữ đó.
Đáp án
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm)-Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1 : D
Câu 2 : C
Câu 3 : A
Câu 4 : D
Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm )
Hoàn cảnh : Bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà.(0,5 đ)
Bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương được viết khi nhà thơ vừa trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà như người xa lạ.(0,5 đ)
Cách thể hiện tình cảm : Bài Tĩnh dạ tứ sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hiện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê của một người đang phải sống xa quê.(0,5 đ)
Bài Hồi hương ngẫu thư thể hiện một cách gián tiếp thông qua tả và kể.Bài thơ biểu hiện vừa chân thực , sâu sắc vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.(0,5 đ)
Câu 2 (6 điểm)
HS viết được đúng kiểu văn biểu cảm, làm rõ được chủ đề về quê hương em tươi đẹp.
Bài viết đúng yêu cầu về độ dài ,trình bày khoa học, có cảm xúc và sử dung được ít nhất hai thành ngữ.
Môn : Ngữ văn 7.
(Thời gian :45 phút)
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm ).
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với tác phẩm trữ tình?
A.Những văn bản biểu hiện tình cảm , cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
B.Bao gồm ca dao trữ tình, thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình.
C.Ngôn ngữ cô đọng , giàu hình ảnh và gợi cảm.
D.Có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Câu 2 :Bài nào sau đây không phải là thơ Đường ?
A.Tĩnh dạ tứ.
B.Hồi hương ngẫu thư.
C.Tụng giá hoàn kinh sư.
D.Vọng Lư sơn bộc bố.
Câu 3:Chữ “hữu” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “bạn” ?
A. Tả hữu B.Thân hữu. C.Chiến hữu. D. Bằng hữu
Câu 4:Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào?
“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?”
A.Dùng từ đồng âm.
B.Dùng cặp từ trái nghĩa.
C.Dùng cách điệp âm.
D.Cả A và B.
Phần II : Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1: (2điểm) So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Câu 2 :(6 điểm) Viêt một đoạn văn biểu cảm (khoảng 25 dòng) với chủ đề “Quê em đẹp lắm” , trong đó có sử dụng ít nhất hai thành ngữ,gạch chân dưới các thành ngữ đó.
Đáp án
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm)-Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1 : D
Câu 2 : C
Câu 3 : A
Câu 4 : D
Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm )
Hoàn cảnh : Bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà.(0,5 đ)
Bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương được viết khi nhà thơ vừa trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà như người xa lạ.(0,5 đ)
Cách thể hiện tình cảm : Bài Tĩnh dạ tứ sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hiện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê của một người đang phải sống xa quê.(0,5 đ)
Bài Hồi hương ngẫu thư thể hiện một cách gián tiếp thông qua tả và kể.Bài thơ biểu hiện vừa chân thực , sâu sắc vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.(0,5 đ)
Câu 2 (6 điểm)
HS viết được đúng kiểu văn biểu cảm, làm rõ được chủ đề về quê hương em tươi đẹp.
Bài viết đúng yêu cầu về độ dài ,trình bày khoa học, có cảm xúc và sử dung được ít nhất hai thành ngữ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Anh Dũng
Dung lượng: 34,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)