Đề - Hướng dẫn chấm Văn 7 kỳ II Đề số 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Vinh | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Đề - Hướng dẫn chấm Văn 7 kỳ II Đề số 2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
*****

ĐỀ BÀI

Câu 1: ( 3 điểm )
Theo em, nhan đề “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có ý nghĩa gì ?
Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã ?
Câu 2 : ( 2 điểm )
Thế nào là câu bị động ?
Hãy chuyển các câu chủ động sau đây thành câu bị động :
Nhà sư Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân.
Dư luận xã hội đang lên án tệ nạn tham nhũng.
Câu 3 : ( 5 điểm )
Giải thích câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”.

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Câu 1 : ( 3 điểm )
a. HS có thể trả lời nhiều cách khác nhau miễn tỏ ra hiểu đúng ý nghĩa nhan đề truyện (vạch trần bản chất bất nhân của bọn quan lại phong kiến, lên án thái độ vô trách nhiệm của giai cấp thống trị phong kiến. ………………………………. 1 điểm.
b. HS có thể trả lời nhiều cách khác nhau miễn tỏ ra hiểu đúng ý nghĩa của ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã ( Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biể diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc,… Chính vì thế nghe ca Huế là một thú tao nhã.) …………………………………. 2 điểm.

* Lưu ý : Tùy mức độ HS đạt được, GV có thể cho điểm từ 0,25 điểm đến 2 điểm.

Câu 2 : ( 2 điểm )
- Nêu đúng và đầy đủ khái niệm “Thế nào là câu bị động ?” (Sách Ngữ văn 7, tập 2, trang 57) ………………………………..1,0 điểm.
- Chuyển chính xác (mỗi câu đúng -> 0,5 điểm) …..1,0 điểm.

Câu 3 : ( 5 điểm)

* Yêu cầu chung:
- HS biết vận dụng phương pháp nghị luận ( lập luận giải thích ) vào một bài làm văn hoàn chỉnh. Hệ thống luận điểm- luận cứ chặt chẽ, mạch lạc.
- Bố cục rõ ràng, cân đối.
- Diễn đạt gãy gọn, trong sáng.

* Yêu cầu cụ thể :
- HS có thể thực hiện bài làm nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài về nội dung và phương thức biểu đạt. GV cần đặc biệt quan tâm đánh giá cách trình bày luận điểm- luận cứ, phương pháp lập luận của HS.
- Dàn bài tham khảo :
a. Mở bài : Giới thiệu nội dung vấn đề cần giải thích.
b. Thân bài : [ HS lần lượt trình bày các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) để làm sáng rõ luận điểm (nội dung của câu tục ngữ). Trong đó lí lẽ là phần chủ yếu trong bài văn nghị luận giải thích]. HS có thể kết hợp trình bày dẫn chứng với lí lẽ trong bài làm. Ở đây tách riêng hai phần để GV dễ đánh giá.

* Xét về lí ( lí lẽ giải thích) :
- Giải thích các từ ngữ, các hình ảnh : Thế nào là lá lành ? Thế nào là lá rách ? Từ đùm cần được hiểu như thế nào cho đầy đủ ?
- Vì sao lá lành phải đùm lá rách ?
- Thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương, sự đùm bọc như thế nào ? Bằng cách nào ? (một miếng khi đói bằng một gói khi no …). Giúp đỡ vật chất, chia sẻ- an ủi- động viên về mặt tinh thần …(của cho không bằng cách cho…)
- Nội dung câu tục ngữ có phù hợp với nếp sống, nếp nghĩ và quan niệm đạo đức của dân tộc Việt Nam không ?

* Xét về thực tế ( dẫn chứng) : HS cần chọn lọc và dùng lí lẽ phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu từ thực tế cuộc sống.
- Chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ vốn…
- Công tác từ thiện nhân đạo : Các cuộc vận động giúp đỡ đồng bào bị thiên tai (bão lụt, hỏa hoạn…), giúp đỡ người già neo đơn…, giúp bệnh nhân nghèo…, xây nhà tình thương….,
c. Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

THANG ĐIỂM

* Điểm 5 :
- Nội dung phong phú.
- Thể hiện kĩ năng làm văn nghị luận giải thích nhuần nhuyễn. Hệ thống luận điểm- luận cứ chặt chẽ, lập luận có sức thuyết phục cao.
- Bố cục rõ ràng, cân đối.
- Diễn đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)