Đề HSG văn 7 ( Nguyễn Trực)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG văn 7 ( Nguyễn Trực) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

aPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------Thanh Oai----------------------
Trường THCS Nguyễn Trực-TTKim Bài
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học 2013-2014



MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
-------------------------------

Câu 1: (4 điểm)a
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 2 (6 điểm):
Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:
Một người Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
- Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc. Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi. Vì vậy ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng. Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà chúng ta”
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 2 (10 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai văn bản: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.

--------------- HẾT ---------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------Thanh Oai----------------------
Trường THCS Nguyễn Trực-TTKim Bài

HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học 2013-2014
----------------------------


Câu 1:
Về hình thức: 1đ
- Đúng hình thức đoạn văn.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diến đạt.
2. Về kiến thức: 3đ
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: ( 1,0 điểm)
- Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể.
* Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.
b. Viết đoạn văn cảm nhận: (2 điểm)
Những ý chính cần thể hiện:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu. ( 0,25 điểm)
- Điệp ngữ cách quãng “vlặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. ( 0,25 điểm)
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)