Đề HSG văn 7 ( Liên Châu)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 11/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG văn 7 ( Liên Châu) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PGD&ĐT Thanh Oai ĐỀ THI OLYMPIC MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Trường THCS Liên Châu NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài 120 phút)
Đề bài
Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :
Xin ông dừng giận cháu !Cháu không có gì cho ông cả .
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :
Cháu ơi, cảm ơn cháu ! như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,NXB Giáo dục, Hà Nội,2005, trang 22)
Câu 3 (10 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
------------------Hết---------------
Giáo viên không giải thích gì thêm
Liên Châu, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Người ra đề
Lê Văn Trung
PGD&ĐT Thanh Oai ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLYMPIC
Trường THCS Liên Châu Môn : Ngữ Văn 7 - Năm học: 2013 – 2014
Câu 1 (4 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn hoặc chỉ ra từng ý. (0,5điểm)
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa. (0,5điểm)
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. (1điểm)
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người. (1điểm)
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn. (1điểm)
Biểu điểm:
- Điểm 4: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 1: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 0,5: Học sinh viết chung chung về nội dung của khổ thơ, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 2.
* Yêu cầu về kĩ năng : (Mỗi ý được 0,25 điểm)
Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
Có dẫn chứng minh.
Diễn đạt tốt,
Trường THCS Liên Châu NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài 120 phút)
Đề bài
Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :
Xin ông dừng giận cháu !Cháu không có gì cho ông cả .
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :
Cháu ơi, cảm ơn cháu ! như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,NXB Giáo dục, Hà Nội,2005, trang 22)
Câu 3 (10 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
------------------Hết---------------
Giáo viên không giải thích gì thêm
Liên Châu, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Người ra đề
Lê Văn Trung
PGD&ĐT Thanh Oai ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLYMPIC
Trường THCS Liên Châu Môn : Ngữ Văn 7 - Năm học: 2013 – 2014
Câu 1 (4 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn hoặc chỉ ra từng ý. (0,5điểm)
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa. (0,5điểm)
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. (1điểm)
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người. (1điểm)
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn. (1điểm)
Biểu điểm:
- Điểm 4: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 1: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 0,5: Học sinh viết chung chung về nội dung của khổ thơ, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 2.
* Yêu cầu về kĩ năng : (Mỗi ý được 0,25 điểm)
Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
Có dẫn chứng minh.
Diễn đạt tốt,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 54,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)