Đề HSG Ngư văn 7

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Tâm | Ngày 11/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Ngư văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

Câu 1 (4,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê và điệp ngữ trong bài ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng,  Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Câu 2 (4,0 điểm) 
Ở phần cuối truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, nhân vật Thủy sau khi đã trèo lên xe theo mẹ, bỗng tụt xuống, đi nhanh về chiếc giường, “đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ”.  Hãy nêu ý nghĩa của chi tiết truyện trên? Chi tiết đó gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 3 (12,0 điểm) Biểu cảm về bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7, tập1).
Câu 1 * Nội dung: 
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của từng phép tu từ:
+ Liệt kê (các đặc điểm của hoa sen): lá xanh, bông trắng, nhị vàng => Hoa sen đẹp từ lá, bông, nhị. Màu sắc tươi tắn, tinh khiết. Hoa sen có vẻ đẹp hài hòa.
+ Điệp ngữ: Lặp lại các cụm từ lá xanh, bông trắng, nhị vàng, nhưng có đảo trật tự từ (thứ tự ngược lại) => tác giả dân gian như đang phân bua, khẳng định, nhấn mạnh vẻ đẹp hoàn thiện của hoa sen: đẹp từ ngoài vào trong, đẹp từ trong ra ngoài…
- Qua việc sử dụng phép liệt kê và điệp ngữ => ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của hoa sen – loài hoa đẹp, thanh cao, tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý của con người Việt Nam.
Câu 2 * Nội dung
- Nêu được ý nghĩa chi tiết truyện:
+ Thể hiện tình thương yêu, lo lắng, quan tâm của Thủy đối với anh trai: muốn để lại đồ chơi cho anh, nhất là muốn có búp bê Vệ Sĩ gác đêm cho anh ngủ => lòng vị tha. 
+ Thủy thương cả búp bê: thà mình chịu cảnh chia tay chứ không nỡ để búp bê phải chia tay => lòng nhân hậu.
+ Ước muốn của Thủy: anh em không phải chia tay.
- Cảm xúc của bản thân: Trân trọng, xúc động (cảm phục)… trước tấm lòng vị tha, nhân hậu của Thủy; thương hoàn cảnh của hai anh em…
Câu 3 * Yêu cầu chung: 
HS biết viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, bố cục rõ ràng. *Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”
- Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
B. Thân bài: Lần lượt nêu và phân tích, làm rõ cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
1. Thích thú trước âm thanh tiếng gà trưa qua khổ thơ đầu:
- Hoàn cảnh: người lính trên đường hành quân, lúc tạm nghỉ chân ở một xóm nhỏ -> nghe âm thanh tiếng gà.
- Điệp ngữ “nghe” và phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác =>tiếng gà làm xao động không gian, dịu bớt nắng trưa, xua tan mệt mỏi, đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, khơi nguồn cảm xúc trong người lính…
=> Tiếng gà thân quen mà kì diệu. 12,0 điểm
2. Cảm động trước những hồi tưởng của người lính về kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với hình
ảnh đàn gà và tình bà cháu 
- Thích thú trước hình ảnh đàn gà:
Hình ảnh“ổ rơm hồng những trứng”, điệp ngữ “này”, liệt kê “con gà mái mơ”, “con gà mái vàng”, phép ẩn dụ, so sánh, từ ngữ gợi tả…=> đàn gà đẹp, đáng yêu. Có được đàn gà đó là nhờ công lao vất vả của bà.
- Cảm động về bà và tình bà cháu:
+ Một loạt các từ ngữ gợi hình ảnh bà: tiếng bà vẫn mắng(lời mắng yêu), tay bà khum soi trứng, dành, chắt chiu, bà lo (đàn gà toi), mong (trời đừng sương muối) => bà tần tảo, chắt chiu; nhẹ nhàng, nâng niu từng quả trứng; chăm chút đàn gà… mong mỏi đem lại niềm vui cho cháu.
=> Người bà hết lòng yêu thương cháu.
+ Hình ảnh: quần chéo go/ ống rộng, dài quét đất; áo cánh trúc bâu/ sột soạt; đêm…nằm mơ…=> cảm giác xúng xính trong bộ quần áo mới với niềm vui sướng, hạnh phúc của người cháu…
=> Người cháu kính yêu, biết ơn bà sâu sắc.
3. Trân trọng, cảm phục trước mục đích chiến đấu cao đẹp của người lính qua khổ thơ cuối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Tâm
Dung lượng: 73,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)