De HSG mon Van 7 - 03
Chia sẻ bởi Đào Văn Hải |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: De HSG mon Van 7 - 03 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Đề kiểm tra Học Sinh Giỏi 7
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy lí giải hành động “ngẩng đầu” và “cúi đầu” của tác giả Lí Bạch trong bài thơ
“Tĩnh dạ tứ”
Câu 2: (3 điểm): Chuyển các câu sau thành câu bị động:
Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Bộ đội chặt tre, bắc cầu qua suối.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ
Môn: Ngữ văn 7
Câu 1: (2,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động “cúi đầu” ( Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ( Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng (1,0 điểm).
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp (1,5đ)
b. Tre được bộ đội chặt, bắc cầu qua suối. (1,5đ)
Câu 3: (15,0 điểm)
Học sinh làm được bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Bài thơ “Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan
* Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
Đây là bài thơ “tả cảnh ngụ tình” rất đặc sắc thể hiện phong cách thơ hết sức điêu luyện, trang nhã của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả mượn cảnh vật để kín đáo kí thác những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang trải nỗi lòng:
+ Hai câu đề:
- Một không gian, thời gian gợi buồn, đó là “Đèo Ngang” với “bóng xế tà”: Không gian mênh mông, thời gian chiều tà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn man mác
- Nét chung về phong cảnh: nhà thơ gợi một nét về thiên nhiên hoang dã nơi Đèo Ngang (Cỏ, đá, cây, hoa), phân tích cái hay của điệp từ “chen” ( Thiên nhiên rậm rạp, đua nhau trong một không gian sinh tồn. Chỉ có ba sự vật nhưng ta có cảm giác rất nhiều.
( Miêu tả cận cảnh Đèo Ngang với một vài nét chấm phá: từ không gian, thời gian, thiên nhiên đều gợi nét buồn
+ Bốn câu thực luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang
- Phép đảo ngữ, đối rất cân xứng đã khắc hoạ được sự ít ỏi, nhỏ nhoi của cảnh vật nơi đây, chú ý tập trung vào các từ láy gợi hình: lom khom, lác đác. Có sự xuất hiện của con người nhưng không làm bức tranh vui lên mà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn trĩu nặng.
- Những âm thanh hoang dã nơi Đèo Ngang qua phép đảo ngữ, đối, chơi chữ rất khéo léo, trang nhã của tác giả đã gợi nỗi niềm tâm sự kín đáo, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà ( niềm hoài cổ (học sinh phải liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác để rõ hơn ý này).
( Bốn câu thơ đầu tác giả thiên về tả cảnh bằng vài nét phác hoạ, chấm phá mà khá đậm nét, người đọc nhận ra tình cảm của thi nhân trong từng đường nét của cảnh vật (vì mục đích ngụ tình nên tác giả chỉ lựa chọn vài nét hoang vắng, lưa thưa, nhỏ bé của Đèo Ngang), từ câu luận, cảnh thực đã chìm xuống, nhường chỗ cho tâm cảnh. Đi liền với điều đó là sự liền mạch của cảm xúc: từ buồn man mác ( Trĩu nặng ( Da diết, khắc khoải. Tác giả đẫ chuẩn bị ý tình để hạ hai câu kết:
+ Hai câu kết: thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ
- Thủ pháp đối lâp: không gian rộng lớn > < con ngưòi nhỏ bé ( nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả: cách dùng từ đặc sắc “mảnh tình” (
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy lí giải hành động “ngẩng đầu” và “cúi đầu” của tác giả Lí Bạch trong bài thơ
“Tĩnh dạ tứ”
Câu 2: (3 điểm): Chuyển các câu sau thành câu bị động:
Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Bộ đội chặt tre, bắc cầu qua suối.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ
Môn: Ngữ văn 7
Câu 1: (2,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động “cúi đầu” ( Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ( Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng (1,0 điểm).
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp (1,5đ)
b. Tre được bộ đội chặt, bắc cầu qua suối. (1,5đ)
Câu 3: (15,0 điểm)
Học sinh làm được bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Bài thơ “Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan
* Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
Đây là bài thơ “tả cảnh ngụ tình” rất đặc sắc thể hiện phong cách thơ hết sức điêu luyện, trang nhã của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả mượn cảnh vật để kín đáo kí thác những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang trải nỗi lòng:
+ Hai câu đề:
- Một không gian, thời gian gợi buồn, đó là “Đèo Ngang” với “bóng xế tà”: Không gian mênh mông, thời gian chiều tà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn man mác
- Nét chung về phong cảnh: nhà thơ gợi một nét về thiên nhiên hoang dã nơi Đèo Ngang (Cỏ, đá, cây, hoa), phân tích cái hay của điệp từ “chen” ( Thiên nhiên rậm rạp, đua nhau trong một không gian sinh tồn. Chỉ có ba sự vật nhưng ta có cảm giác rất nhiều.
( Miêu tả cận cảnh Đèo Ngang với một vài nét chấm phá: từ không gian, thời gian, thiên nhiên đều gợi nét buồn
+ Bốn câu thực luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang
- Phép đảo ngữ, đối rất cân xứng đã khắc hoạ được sự ít ỏi, nhỏ nhoi của cảnh vật nơi đây, chú ý tập trung vào các từ láy gợi hình: lom khom, lác đác. Có sự xuất hiện của con người nhưng không làm bức tranh vui lên mà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn trĩu nặng.
- Những âm thanh hoang dã nơi Đèo Ngang qua phép đảo ngữ, đối, chơi chữ rất khéo léo, trang nhã của tác giả đã gợi nỗi niềm tâm sự kín đáo, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà ( niềm hoài cổ (học sinh phải liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác để rõ hơn ý này).
( Bốn câu thơ đầu tác giả thiên về tả cảnh bằng vài nét phác hoạ, chấm phá mà khá đậm nét, người đọc nhận ra tình cảm của thi nhân trong từng đường nét của cảnh vật (vì mục đích ngụ tình nên tác giả chỉ lựa chọn vài nét hoang vắng, lưa thưa, nhỏ bé của Đèo Ngang), từ câu luận, cảnh thực đã chìm xuống, nhường chỗ cho tâm cảnh. Đi liền với điều đó là sự liền mạch của cảm xúc: từ buồn man mác ( Trĩu nặng ( Da diết, khắc khoải. Tác giả đẫ chuẩn bị ý tình để hạ hai câu kết:
+ Hai câu kết: thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ
- Thủ pháp đối lâp: không gian rộng lớn > < con ngưòi nhỏ bé ( nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả: cách dùng từ đặc sắc “mảnh tình” (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Văn Hải
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)