Đề HSG Môn Sinh 9 năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Đỗ Trung Vinh | Ngày 15/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Môn Sinh 9 năm học 2013-2014 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS DÂN HÒA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút




Câu 1: (3 điểm)
a) Biến dị tổ hợp là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?
Tại sao ở những loài giao phối biến dị lại phong phú hơn những loài sinh sản vô tính?
b) Nêu khái niệm kiểu hình? Cho ví dụ minh họa?
c) Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Câu 2: (4 điểm)
So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân?
Câu 3 (4 điểm)
1 Trâu đực trắng (1) giao phối với 1 trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất 1 nghé trắng (3) và lần thứ 2 là 1 nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với 1 trâu đực đen (5) sinh ra 1 nghé trắng (6). Xác định kiểu gen của 6 con trâu nói trên
Câu 4: (5 điểm)
a, So sánh ADN và ARN?
b, Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
c, Thể đa bội là gì? Thể đa bội gồm những dạng nào? Thường biến là gì? Cho ví dụ thường biến?
Câu 5: (4 điểm)
Gen B dài 5100Å, có A+T=60% số nucleotit của gen a) Xác định số nucleotit của gen B b) Số nucleotit từng loại của gen B là bao nhiêu?
c) Trên mạch thứ nhất của gen B có tỉ lệ các nuclêôtit A1 : T1 : G1 : X1 = 2 : 1: 3: 4
Tìm số nuclêôtit mỗi loại trên mARN do mạch 2 làm khuôn tổng hợp?
d) Trong quá trình tự sao mã gen bị đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp
G – X. Tính số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến sao mã 3 lần?
Người ra đề Người duyệt đề




Nguyễn Văn Bình Nguyễn Thị Hà

ĐÁP ÁN
Nội dung câu trả lời
Thang điểm

Câu 1: (3 điểm)
a) Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện kiểu hình khác P
- Biến dị tổ hợp là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa
* Ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì:
- Ở loài sinh sản hữu tính và giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau. Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Ở loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phàn hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân, nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu
b) Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể, trên thực tế khi nói đến kiểu hình của cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm như màu hoa, màu quả chiều cao cây…
Ví dụ: Kiểu hình của cây đậu Hà Lan:
Cây hạt vàng, vỏ trơn
Cây hạt xanh, vỏ nhăn
c) Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ta cần phải thực hiện phép lai phân tích.
Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
* Ý nghĩa của tương quan trội – lặn của các tính trạng:
Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn tính trạng lăn là những tính trạng xấu. Do vậy trong chọn giống ta có thể xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
Câu 2: (4 điểm)
-Giống : +Đều gồm các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. +NST đều trải qua những biến đổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trung Vinh
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)