Đề_HSG_lớp_8 PN

Chia sẻ bởi Trần Anh Mạnh | Ngày 17/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề_HSG_lớp_8 PN thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục và đào tạo phù ninh

đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 năm học 2008-2009
Môn hóa học
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Đề thi có 01 trang.

Câu 1: (1,5 điểm) 1- Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử (phân tử) là gì? 2- Hãy nêu công thức liên hệ giữa số mol (n), khối lượng chất (m) và khối lượng mol nguyên tử (đối với nguyên tử) hoặc khối lượng mol phân tử (đối với phân tử) M. 3- Tính khối lượng mol nguyên tử của kim loại A biết 0,5 mol của A có khối lượng 11,5 gam.
Câu 2 : (1,5 điểm)
Một hợp chất được hình hành từ 3 nguyên tố , khối lượng của nguyên tố C là 2,4 gam, nguyên tố H là 0,6 g, nguyên tố O là 1,6 g. Phân tử khối của hợp chất này là 46. Tìm CTHH của hợp chất đó ?

Câu 3: (2,5 điểm)
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số phân tử các chất trong mỗi phản ứng:
a, N2O5 + H2O HNO3
b, Fe2O3 + HCl FeCl3 + H2O
c, FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2

d, Fe(OH)y + H2SO4 Fex(SO4)y + H2O

Câu 4 (2 điểm):
Cho 1 luồng khí H2 đi qua 3,2 gam CuO nung nóng ở nhiệt độ cao sau một thời gian phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 2,688 gam. Hãy tính hiệu suất của phản ứng khử CuO.

Câu 5: (2,5 điểm) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 3,92 lít khí A (ở đktc). Cho A phản ứng vừa đủ với 25,2 g oxit kim loại sắt thu được chất rắn B. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính phần trăm khối lượng các khí trong A.
Xác định công thức hoá học của oxit sắt.

.................. …………….

Họ và tên học sinh: …………………………………… Số báo danh: …………



Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh
______________________________
Kỳ thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 năm học 2009-2010

đề thi môn hóa học
Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)

Câu1: (2 điểm)
a. Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Tính số hạt mỗi loaị. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử .
b. Cho các nguyên tố: Na, C, S, O, H. Hãy viết các công thức hoá học của các hợp chất vô cơ có thể được tạo thành các nguyên tố trên?

Câu 2: (1 điểm):
Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng đầy một trong những chất khí sau: khí Oxi, khí Hiđro, khí Cacbonic, khí Metan. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận ra khí trong mỗi lọ. Biết hiện tượng cháy của khí Hiđro và khí Metan là giống nhau.

Câu3: (2 điểm):
Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng) và cho biết các phản ứng trên thuộc loại nào?.
KMnO4 7 KOH
O2 Fe3O4 Fe H2 H2O H2SO4
KClO3
Câu 4: (2 điểm)
Lập công thức phân tử của A, B biết:
a) Đem nung 4,9 gam một muối vô cơ A thì thu được 1344 ml khí O2 (ở đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Mạnh
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)