Đề HSG hóa 8 ( Hồng Dương)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 17/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG hóa 8 ( Hồng Dương) thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:



TRƯỜNG THCS
ĐỀ THI OLYMPIC HÓA HỌC LỚP 8

HỒNG DƯƠNG
Năm học 2013– 2014


Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 02 trang)


Câu I: (3 điểm)
1. Hãy tính hóa trị của Nitơ trong các hợp chất có CTHH sau : NO, N2O, N2O3, NH3, HNO3, HNO2.
2. Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40 . Hỏi Z thuộc nguyên tố hoá học nào?
Câu II: (5 điểm)
1. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào có thể nhận ra các chất rắn sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: CaO, P2O5, Na2O,CuO.
2. Cho A, B, C, D, E, G, X là những hợp chất vô cơ nào thích hợp nhất trong các phương trình phản ứng sau, em hãy thay vào và hoàn thành phương trình phản ứng ( kèm theo điều kiện nếu có ).
a, A + B → C
b, C + CO → A + D
c, A + HCl → G + E
d, C + E → A + X
e, B + E → X
Câu III: (5 điểm)
1. Nung 500 gam đá vôi chứa 95% CaCO3 phần còn lại là tạp chất không bị phân hủy. Sau một thời gian người ta thu được chất rắn A và khí B.
a, Tính khối lượng chất rắn A thu được, biết hiệu suất phân hủy CaCO3 là 80%.
b, Tính % khối lượng canxioxit có trong chất rắn A và thể tích khí B thu được ở (đktc).
2. Cho 11,2 gam hỗn hợp hai kim loại gồm đồng và magie vào dung dịch chứa 7,3 gam HCl để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thử dung dịch bằng quì tím thấy quì tím không chuyển màu. Trong dung dịch còn một lượng chất rắn. Lọc chất rắn này, đem rửa sạch, nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 12 gam oxit. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu IV: (3 điểm)
1.Hòa tan 10 (g) CuSO4 vào 200 (g) dung dịch H2SO4 10%. Tính nồng độ % của mỗi chất tan trong dung dịch mới.
2. Biết tỉ khối hơi của một khí X đối với khí hiđrô bằng 14 . Hãy tính khối lượng 1 lít khí X ( ở đktc) và tỉ khối hơi của X đối với khí ôxi.

Câu V: (4 điểm)
Cho 8,4 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M ( D = 1,08 g/ml) đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X và dung dịch Y. Hòa tan X trong dung dịnh HCl dư thấy còn lại a gam chất rắn không tan.
a, Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b, Tính a và nồng độ % chất tan trong dung dịch Y.
- Hết -
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.










HUỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC HÓA 8
Năm học 2013– 2014

Câu I: (3 điểm)


1. Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
- NO : N (II)
- N2O : N( I)
- N2O3 : N(III)
- NH3 : N(III)
- HNO3 : N(V)
- HNO2 : N(III)

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

2.Đề bài ( p + e + n =58 ( 2p + n = 58
( n = 58 – 2p ( 1 )
Mặt khác ta lại có: p ( n ( 1,5p ( 2 )
Từ (1)và (2) ( p ( 58–2p ( 1,5p
giải ra được 16,5 (p ( 19,3 ( p : nguyên )
Vậy p có thể nhận các giá trị : 17,18,19 .Ta có bảng sau.
p
 17 18 19

n
 24 22 20

NTK = n + p
 41 40 39

 Vậy với NTK =39 => nguyên tử Z thuộc nguyên tố Kali ( K )
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ



0,5đ

Câu II: (5 điểm)


1. Trích mẫu thử cho mỗi lần làm thí nghiệm.
- Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với nước
+ Mẫu thử nào không tác dụng và không tan trong nước là CuO.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 76,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)