Đề HSG hóa 8 cấp huyện (2)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 17/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG hóa 8 cấp huyện (2) thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN SÔNG LÔ
Đề2
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 8
NĂM HỌC 2012 – 2013


ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1.5 điểm ): Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phương trình hóa học sau:
Al ( NO3)3  Al2O3 + NO2 + O2
Al + HNO3  Al (NO3)3 + N2O + H2O
Fe2O3 + CO  FexOy + CO2
Cn H2n+ 1CHO + O2  CO2 + H2O

Câu 2 (2,5 điểm):
1) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 chất bột màu trắng sau đây:
Al2O3 , P2O5 , Al, Na2O. viết các phương trình hóa học?
2) Nung nóng 2,45 gam một muối vô cơ A thì thu được 672 ml khí O2 (đktc), phần chất rắn B còn lại chứa 52,35% K và 47,65%Cl. Xác định công thức hóa học và gọi tên muối A?
Câu 3: (2,5 điểm).
Dùng V(lit) khí CO (đktc) khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại ở nhiệt độ cao, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X có tỷ khối so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư, thu được 5 gam kết tủa.
1) Tìm công thức hóa học của oxit kim loại đã dùng.
2) Tính V? xác định phần trăm về khối lượng của hỗn hợp khí X?
Câu 4 (2 điểm):
1) Hòa tan 25 gam tinh thể CaCl2.6H2O trong 300ml nước. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
2) Cho 1 mol Ca vào 1 lít nước thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Biết độ tan của Ca (OH)2 ở nhiệt độ thí nghiệm là 0,15 gam.
Câu 5: (1,5 điểm)
Cho x gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp 2 kim loại K và Fe (lấy dư so với lượng phản ứng). Sau phản ứng, khối lượng chung đã giảm 0,04694 x gam. Tính nồng độ C%.
----------------HẾT--------------
* Chú ý:
- Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học .
- Cán bộ coi thi không giải thích gì them.

Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:………





PHÒNG GD & ĐT SÔNG LÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG MÔN HÓA HỌC LỚP 8.

Câu
Nội dung
Điểm

1
(1,5 đ)
4Al ( NO3)3  2Al2O3 + 12NO2 + 3O2
8Al + 30HNO3  8Al (NO3)3 + 3N2O + 15H2O
xFe2O3 +(3x-2y) CO  2FexOy + (3x-2y)CO2
Cn H2n+ 1CHO +() O2  (n+1)CO2 +(n+1) H2O
0.375
0.375
0.375

0.375

2
( 2,5 đ)
1) Tách mẫu thử làm thí nghiệm:
- Hòa tan 4 chất rắn vào nước có sẵn mẫu giấy quỳ tím:

0,25


+ P2O5 tan => dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ
P2O5 + 3H2O  2H3 PO4

0.25


+ Na2O tan => dung dịch làm quỳ tím hóa xanh
Na2O + H2O  2NaOH

0,25


+ Al2O3 và Al không tan, quỳ tím không đổi mầu
0,25


- Nhỏ dung dịch HCl vào 2 chất rắn không tan
+ Al tan và dung dịch sủi bọt khí
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3 H2
0,25


+ Al2O3 tan dung dịch không sủi bọt khí
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3 H2 O

0,25


2) Gọi CTHH hóa học (A): KxClyOz
Khối lượng O2 =

0,25


Khối lượng B = 2,45 – 0,96 = 1,49 (g)
0.25


Khối lượng K = 1,49 . 52,35% = 0,78 (g)
Khối lượng Cl = 1,49 – 0,78 = 0,71 (g)

0,25


Tỷ lệ: x:y:z = 
Công thức hóa học của A: KClO3 ( kali Clorat)

0,25

3
( 2,5 đ)
1) Gọi công thức của oxit là M2On : M là ký hiệu hóa học đồng thời là nguyên tử khối của kim loại.



PTHH: M2On + nCO  2M + nCO2 (1)
CO2 + Ca
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 123,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)